Trung Quốc thử thành công việc điều khiển hướng rơi mảnh vỡ tên lửa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuộc thử nghiệm tập trung vào các vây điều hướng - bộ phận giống như "cánh" trên phần thân tên lửa nhằm gia tăng độ chính xác trong điều khiển địa điểm hạ cánh của nó.

 Một vụ phóng tên lửa của Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)
Một vụ phóng tên lửa của Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)



Theo THX, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Không gian Trung Quốc (CASC) ngày 28/7 đã thử nghiệm thành công công nghệ có thể kiểm soát chính xác điểm tiếp đất của các mảnh vỡ tên lửa, tạo ra triển vọng tái sử dụng các thiết bị phóng trong tương lai.

CASC cho biết, cuộc thử nghiệm đã diễn ra sau vụ phóng tên lửa Trường Chinh 2 hôm 26/8 và tập trung vào các vây điều hướng - bộ phận giống như "cánh" trên phần thân tên lửa nhằm gia tăng độ chính xác trong điều khiển địa điểm hạ cánh của nó.

Theo các chuyên gia từ CASC, hướng bay của tên lửa được thiết kế để tránh các khu vực đông dân cư. Nhưng sau khi hoàn thành sứ mệnh, các mảnh vỡ tên lửa lại rơi trong tình trạng vô kiểm soát ở diện rộng và các địa điểm tiếp đất thỉnh thoảng cũng là những khu vực có người ở.

Để đảm bảo sự an toàn cho con người và tài sản, thực tế thử nghiệm hiện nay phải sơ tán người dân tới vùng an toàn trước mỗi sứ mệnh (phóng tên lửa), điều này không chỉ làm phiền người dân địa phương mà còn làm tăng chi phí và độ khó của nhiệm vụ.

He Wei, một quan chức của CASC, cho biết việc thử nghiệm thành công mang ý nghĩa to lớn trong việc cải thiện an toàn (trong kiểm soát) các mảnh rơi tên lửa trên đất liền của Trung Quốc, giảm thiểu sự phiền hà cho người dân địa phương cũng như mở ra triển vọng phát triển việc thu hồi các tên lửa đẩy một cách có kiểm soát, hạ cánh mềm và tái sử dụng.

Trong khi đó, Cui Zhaoyun, Phó trưởng nhóm thiết kế tên lửa Trường Chinh 2 cho hay: "Các cánh xoay được sử dụng để điều khiển hướng và điểm rơi của các mảnh vỡ tên lửa, giống như những cái cánh của các mảnh vỡ".

Điều khiển địa điểm rơi của các tên lửa tầm xa và tầm trung là khó hơn nhiều so với các tên lửa nhỏ.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

(GLO)- Ngày 25-4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội thảo giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến.
Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.