Lợi bất cập hại khi lạm dụng thức uống năng lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Uống 2 lon nước năng lượng một ngày có thể bị chóng mặt, co giật, đột quỵ, tạo áp lực lên động mạch và tăng lượng đường trong máu.

 Lạm dụng thức uống năng lượng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch. Ảnh: DE
Lạm dụng thức uống năng lượng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch. Ảnh: DE



Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, thức uống bổ sung năng lượng thường là dạng hỗn hợp đóng chai hoặc lon giúp người dùng tỉnh táo, tập trung, tăng cường sức mạnh thể chất và sức chịu đựng. Người chơi thể thao thường xuyên sử dụng loại thức uống bổ sung năng lượng này.

Các thức uống năng lượng hầu hết có chứa ít nhất một vài thành phần giống nhau như caffeine, glucose (đường), vitamin, acid amin, khoáng chất, thảo mộc, carnitine, ephedrine. Ngoài ra còn có một số các hóa chất và phụ gia khác.

"Một lon thức uống năng lượng dung tích 300 ml bổ sung nhiều khoáng chất tốt và không gây tác hại đáng kể. Tuy nhiên, uống nhiều hơn 2 lon một ngày sẽ tạo áp lực lên động mạch, lượng đường trong máu tăng cao gây chóng mặt, bồn chồn, co giật và đột quỵ", dược sĩ Phụng nhấn mạnh.

 Học sinh, sinh viên học tập căng thẳng, người làm việc trí óc mệt mỏi, vận động viên muốn tăng năng lượng, tài xế lái xe đêm... có xu hướng lạm dụng loại thức uống này thay cho nước lọc.

Dược sĩ Phụng cho biết, caffeine là chất gây hưng phấn và chống lại cơn buồn ngủ. Sử dụng liều thấp được coi là an toàn, nhưng liều lượng cao có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng về huyết áp và tim mạch. Cơ thể con người cần glucose và các loại carbohydrate khác để tạo năng lượng. Bổ sung lượng đường dư thừa sẽ gây cảm giác bồn chồn, tăng cân, nguy cơ đái tháo đường cao.

Bên cạnh đó, ephedrine - thành phần chính trong một số loại thức uống năng lượng có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp và lượng đường trong máu. Creatine là chất được bổ sung vào thức uống năng lượng để khuếch đại hiệu suất của việc tập thể dục, làm tăng khối lượng cơ nhưng nguy cơ gây hại cho thai phụ.

Nhiều người nhập viện với các triệu chứng liên quan đến việc lạm dụng thức uống này. Ví dụ như căng thẳng, bồn chồn, đau nhói tim, đau đầu, tim đập nhanh, đánh trống ngực, chóng mặt, mờ mắt, mệt mỏi, không ngủ được... Một số trường hợp cấp cứu do thức uống năng lượng có pha cồn.

Cẩm Anh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

(GLO)- Từ ngày 23 đến 25-4, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính cho 34 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác dinh dưỡng tuyến huyện thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2024.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.