Ảm đạm thị trường chứng khoán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vài năm trở lại đây, tại các điểm giao dịch chứng khoán trên địa bàn tỉnh hầu như không còn cảnh các nhà đầu tư (NĐT) chen nhau đứng trước các bảng điện tử để theo dõi và trao đổi thông tin. Hướng quan tâm đầu tư của các NĐT cũng dần tập trung vào một vài ngành nhất định.

Nhìn chung thị trường chứng khoán sau những “nốt trầm” vào khoảng tháng 4, tháng 5 thì bắt đầu có những chuyển động, tăng điểm khá mạnh vào tháng 6. Các sàn vẫn giữ vững được thị phần và phát triển thêm nhiều khách hàng mới có chất lượng cùng với nhiều khách hàng lưu ký đã góp phần gia tăng phí dịch vụ và số lượng tài khoản chứng khoán. Tại điểm giao dịch chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đặt tại BIDV Gia Lai, trong 6 tháng đầu năm, số lượng hồ sơ mở tài khoản chứng khoán mới gần 200 tài khoản. Tổng giá trị giao dịch tại đây khoảng 750 tỷ đồng, phí giao dịch thu được 1,4 tỷ đồng và phí thực hưởng tại chi nhánh là 623 triệu đồng (đạt 48% kế hoạch năm 2015, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2014). Theo kế hoạch, trong năm 2015, phí thực hưởng phải thu là 1,3 tỷ đồng.

 

Điểm hỗ trợ giao dịch chứng khoán BSC vắng người. Ảnh: H.D
Điểm hỗ trợ giao dịch chứng khoán BSC vắng người. Ảnh: H.D

Chị Trà Thị Mộng Hiền-nhân viên giao dịch chứng khoán tại điểm giao dịch chứng khoán BSC cho biết: “Điểm hỗ trợ chứng khoán BIDV Gia Lai có vị trí giao dịch tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển-Chi nhánh Gia Lai. Đây là thế mạnh để Sàn chứng khoán quảng bá, thực hiện hạch toán, chuyển tiền và các loại hình dịch vụ phi tín dụng đi kèm đồng thời  đáp ứng kịp thời cho nhà đầu tư. Thêm nữa, chi nhánh có mối quan hệ về tín dụng với các công ty cổ phần trên địa bàn cho nên nắm bắt được thông tin, nhu cầu của các công ty cổ phần niêm yết, tư vấn…”. Hiện tại, BSC là điểm có lượng giao dịch lớn nhất trong 3 điểm hỗ trợ chứng khoán, bên cạnh 2 điểm khác là điểm giao dịch ở Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Agribank. Được biết, cách đây vài năm, tại Gia Lai có tới 5 điểm hỗ trợ chứng khoán. Song với sự suy giảm nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, một số điểm hỗ trợ đã ngừng hoạt động do không có nhà đầu tư.

Theo khảo sát các điểm hỗ trợ, có thể thấy các nhà đầu tư hiện tập trung đầu tư vào cổ phiếu Blue Chip và Ngân hàng. Có thể hiểu nôn na, một công ty “Blue Chip” là một công ty nổi tiếng và được cả nước biết tới, có hoạt động ổn định, thu nhập ổn định và tình hình tài chính khả quan. Các nhà đầu tư thích “Blue Chip” vì tính ổn định, an toàn khi nó có thể tự cân đối mình trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Đầu tư vào ngân hàng năm nay cũng có lãi nên cũng thu hút được khá nhiều nhà đầu tư. Với các nhà đầu tư dài hạn thì thích đầu tư vào ngành điện. Riêng cổ phiếu Penny stock (cổ phiếu giá rẻ, cổ phiếu của những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thường là mới niêm yết trên thị trường chứng khoán chính thức) giao dịch không có lãi nên hầu như bị các nhà đầu tư ngó lơ.

Một điểm dễ thấy nữa là không khí tại các điểm hỗ trợ giao dịch chứng khoán hiện khá đìu hiu, rất ít nhà đầu tư tới để đặt lệnh trực tiếp. Anh Hoàng Trọng Hiếu-một nhà đầu tư lâu năm (trú tại phường Diên Hồng, TP. Pleiku) lý giải: “Giờ các nhà đầu tư hầu hết đều đặt lệnh trực tuyến qua mạng internet. Họ chỉ đến các điểm hỗ trợ khi có việc phát sinh liên quan đến giấy tờ hay tài khoản giao dịch. Và các điểm này đông nhất là vào thời điểm đầu năm, các nhà đầu tư đến để lấy hên”.

Bao giờ thị trường chứng khoán lại sôi động như “thuở ban đầu” là một câu hỏi khó khi dự báo thị trường chứng khoán từ nay đến cuối năm sẽ không có nhiều thay đổi ngoài một số quy định mới từ phía Ngân hàng Nhà nước tác động trực tiếp tới các công ty chứng khoán. Như theo tinh thần Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước (có hiệu lực từ ngày 1-1-2015) yêu cầu đánh giá và xếp hạng phân loại nợ một cách chặt chẽ hơn sẽ tạo sức ép cho các doanh nghiệp và ngân hàng trong tiếp vốn cho thị trường chứng khoán, đồng thời cũng sẽ tạo chuẩn hóa tín dụng giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng các chứng khoán của doanh nghiệp mà mình đầu tư. Hay Thông tư 36/2014/TT-NHNN (có hiệu lực từ tháng 2-2015) nêu rõ việc các ngân hàng khống chế từ mức được cho vay tối đa 20% vốn điều lệ xuống còn 5% vốn điều lệ với đầu tư cổ phiếu, các ngân hàng vì thế buộc phải thu hồi tiền đã cho vay mua cổ phiếu. Thêm nữa, các công ty chứng khoán chịu thêm nhiều ràng buộc khác, đặc biệt là không được huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân khác, chỉ được vay vốn từ ngân hàng với mức vay không quá 3 lần vốn điều lệ.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.