Ưu tiên vốn cho nông nghiệp-nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Chi nhánh Chư Sê luôn xác định, tín dụng phát triển thị trường nông nghiệp-nông thôn là mục tiêu hàng đầu và chủ yếu-nhất là tại địa bàn có cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm hơn 50% như Chư Sê.

Đặc biệt, sau khi Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12-4-2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp-nông thôn (NN-NT) được triển khai thực hiện, Agribank Chư Sê đã nỗ lực đưa nguồn vốn đến với nông dân, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống tại các vùng nông thôn.

 

Nhờ phát triển nông nghiệp, đời sống kinh tế người dân nông thôn phát triển hơn. Ảnh: S.C
Nhờ phát triển nông nghiệp, đời sống kinh tế người dân nông thôn phát triển hơn. Ảnh: S.C

Với đặc thù của thị trường NN-NT, 100% khách hàng của Agribank Chư Sê sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và tài sản trên đất để thế chấp vay vốn ngân hàng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn phục vụ đời sống, phát triển kinh tế, huyện Chư Sê đã quan tâm chỉ đạo các phòng, ban chức năng tăng cường phối hợp, đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, GCN trang trại; đồng thời tổ chức xác nhận đất chưa được cấp GCNQSDĐ và không có tranh chấp, tránh tình trạng chồng chéo...

Bên cạnh đó, Agribank Chư Sê tập trung củng cố hoạt động của 121 tổ vay vốn (TVV) trên địa bàn, cơ cấu tổ trưởng là trưởng thôn, Chi hội trưởng Hội Nông dân, Hội Phụ nữ các thôn-làng. Thông qua TVV, đã có 1.386 thành viên có quan hệ tín dụng với ngân hàng bằng hình thức tín chấp linh hoạt với mức vay lên đến 50 triệu đồng/hộ. Để nâng cao chất lượng tín dụng, dịch vụ và đảm bảo tăng trưởng hiệu quả, Chi nhánh thường xuyên tổ chức tập huấn cho các TVV, tuyên truyền và mở rộng cho vay qua tổ ngày càng nhiều hơn.

Nhờ đó, nguồn vốn lưu chuyển từ Agribank đến thị trường NN-NT-nông dân ngày càng nhanh chóng, kịp thời; đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh; góp phần tạo nên những vùng chuyên canh cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: cao su, hồ tiêu, cà phê... Đồng thời, các sản phẩm ngân hàng hiện đại cũng đã đến với nhân dân vùng sâu, vùng xa, cung cấp các dịch vụ tiện ích đến mọi khách hàng.

Cho đến hết tháng 6-2012, tổng nguồn vốn huy động của Agribank Chư Sê lên tới  257,5 tỷ đồng, chiếm thị phần 37,4%/ tổng nguồn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện. So với đầu năm, mức huy động tăng 33,21% (trong đó VND đạt 256,8 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 33,33%, USD đạt 34.326 USD, so đầu năm giảm 3,13%).

Đặc biệt, tiền gửi dân cư đạt 228,6 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 38,6% và chiếm tỷ trọng 88,78% tổng nguồn vốn huy động. Về dư nợ, cũng tính đến hết tháng 6-2012, tổng dư nợ đạt 422,4 tỷ đồng; so với đầu năm, tăng 1,5% và chiếm thị phần 30,01%/tổng dư nợ trên địa bàn huyện. Theo tiêu chí thống kê, 100% dư nợ trên địa bàn là cho vay phát triển NN-NT với 3.445 khách hàng quan hệ tín dụng thường xuyên, trong đó 4 công ty TNHH, 16 DNTN và 3.425 hộ gia đình, cá nhân. Tỷ lệ nợ xấu 0,32% trên tổng dư nợ.  Thu dịch vụ ngoài tín dụng 1,4 tỷ đồng, đạt 54,47% so với kế hoạch năm.

Về kết quả thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, doanh số cho vay NN-NT lũy kế đến tháng 6-2012 là 941,7 tỷ đồng. Trong đó, cho vay các đối tượng theo Nghị định 41 là 479,1 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 50,9%. Doanh số thu nợ 519,3 tỷ đồng, trong đó đối tượng theo Nghị định 41 là 296,6 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 57,1%. Tổng dư nợ NN-NT là 422,4 tỷ đồng; so với thời điểm trước khi triển khai Nghị định 41, dư nợ tăng 122,6 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 40,89%. Nợ xấu 1,361 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,32%.

Trong đó nợ xấu các đối tượng theo Nghị định 41 khá thấp: 349 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,19%. Bên cạnh đó, Agribank Chư Sê đã cho vay không thế chấp tài sản thông qua 121 TVV với mức dư nợ 38,9 tỷ đồng, tăng 4,2 tỷ đồng so với năm 2010. Cụ thể, 117 TVV Hội Nông dân (1.340 thành viên) dư nợ 37,8 tỷ đồng. 4 TVV Hội Phụ nữ (46 thành viên) dư nợ 1,1 tỷ đồng.

Từ những kết quả đạt được, Agribank Chư Sê đã đặt ra mục tiêu phấn đấu nguồn vốn huy động đến cuối năm tăng 5%, dư nợ cho vay tăng 10%, tỷ lệ nợ xấu giữ mức 0,3%/tổng dư nợ. Ông Lê Thanh Quang-Giám đốc Agribank Chư Sê nhấn mạnh: Trong giai đoạn hiện nay, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là phát triển khách hàng và triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bằng cam kết đủ vốn để cho vay NN-NT, ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển NN-NT và khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng, Agribank sẽ tiếp tục cấp tín dụng với điều kiện thuận lợi nhất, tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả và hạn chế rủi ro tín dụng.

Từ ngày 15-7, Chi nhánh đã thực hiện điều chỉnh lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh xuống mức 15%/năm cho 2.900 khách hàng với dư nợ 311 tỷ đồng, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh tiếp tục duy trì hoạt động. 

Sơn Ca
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.