Nhiều nhà máy thủy điện không được… phát điện !

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong bối cảnh cả nước đang trực diện nguy cơ thiếu điện ngày càng nghiêm trọng, giá điện lại bắt đầu tăng từ ngày 1-3, tại Kon Tum và một phần Gia Lai, nhiều nhà máy thủy điện vừa và nhỏ “không được phép” hoặc bị hạn chế công suất phát điện lên lưới quốc gia mà nguyên nhân chỉ “giản dị” là do… đường truyền quá tải. Câu chuyện này không chỉ bộc lộ lỗ hổng trong quy hoạch vĩ mô mà ít nhiều còn cho thấy sự vô cảm trong việc lãng phí tài nguyên đất nước.

Điện quốc gia: Thiếu mà… “thừa”?!

Sau các đợt rà soát, điều chỉnh quy hoạch các công trình thủy điện (CTTĐ) vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum, hiện tỉnh này có khoảng 50 CTTĐ vừa và nhỏ với tổng công suất dự kiến phát lên lưới điện quốc gia vào năm 2015 là 500 MW. Trong số này, hiện đã có một số nhà máy đã hoàn thành và phát lên lưới điện quốc gia từ khoảng một năm qua thông qua hợp đồng bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tuy nhiên, trong bối cảnh thiếu điện ngày càng nghiêm trọng, vài tháng qua, Công ty Điện lực Kon Tum liên tiếp phát văn bản yêu cầu một số nhà máy… ngừng phát điện hoặc giảm công suất luân phiên và mặc nhiên, nguồn tài nguyên nước  trôi xuôi một cách lãng phí mà không có được những giải thích khả dĩ từ phía các cơ quan thuộc EVN.

Nhiều công trình thủy điện tại Kon Tum (như thủy điện Đak Psi 4) đang bị lãng phí tài nguyên nước. Ảnh: N.T
Nhiều công trình thủy điện tại Kon Tum (như thủy điện Đak Psi 4) đang bị lãng phí tài nguyên nước. Ảnh: N.T
Một đại diện của Công ty cổ phần Tấn Phát- Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Tưởng, bức xúc: “Công ty hiện đang có nhà máy thủy điện Đak Ne với công suất 8 MW đang phát điện theo hợp đồng với EVN, gần đây liên tục bị yêu cầu giảm công suất luân phiên. Trong hoàn cảnh nhà máy được đầu tư bởi vốn vay ngân hàng, không được phát điện đồng nghĩa với nguy cơ phá sản trong thời gian tới vì không thể trả nợ vốn vay”. Ông Trần Minh Tiến- thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Thủy điện Đak Psi, nơi đã phát điện lên lưới quốc gia một trong cụm 3 công trình với công suất 30 MW, nói: “Hợp đồng ghi rõ là EVN sẽ mua toàn bộ lượng điện do nhà máy phát ra; nay lại hạn chế công suất. Lẽ ra ngay từ khi quy hoạch và duyệt dự án, các cấp, các ngành phải lường trước khả năng truyền tải để nhà đầu tư còn liệu định là có nên đầu tư hay đầu tư đến mức độ nào…”.
Công trình thủy điện Đak Đoa (Gia Lai) với công suất 14 MW hiện cũng đang thắc thỏm mối lo không được phát điện khi mà công trình đã vào giai đoạn nước rút, hoàn thiện để cuối quý I-2011 sẵn sàng phát điện… Mối lo này hiện còn ám ảnh nhiều doanh nghiệp khác đang trong giai đoạn đầu tư các công trình ở Kon Tum và Gia Lai.

Chuyện “con đẻ- con ghẻ”

Giải thích nguyên do của tình trạng trái khoáy này, ông Nguyễn Đức- Giám đốc Công ty Điện lực Kon Tum, cho biết: “Các CTTĐ vừa và nhỏ tại Kon Tum đã và đang đầu tư  hiện nay đều trông chờ vào đường dây 110 KV từ Kon Tum về Trạm 500 KV (Pleiku, Gia Lai) để lên lưới quốc gia; song đường dây này hiện đã quá tải khi mà cùng với các công trình vừa và nhỏ, đường dây còn gánh cả lượng điện phát lên từ nhà máy thủy điện Plei Krông (của EVN). Đường dây 110 KV hiện có chỉ có thể tải 100 MW nhưng hiện đã phải tải tới 160 MW. Trong bối cảnh đó, Công ty Điện lực Kon Tum không có cách nào khác là phải yêu cầu các đơn vị giảm công suất, kể cả trong giờ cao điểm”. Ông Nguyễn Bộ- Giám đốc Sở Công thương Kon Tum, cũng khẳng định: “Tỉnh đã đề nghị EVN xây dựng đường dây truyền tải 220 KV để đảm bảo lượng điện sản xuất ra từ đây được cung ứng hết công suất lên lưới quốc gia, thế nhưng mọi việc chỉ mới dừng ở việc khảo sát. Đường dây 110 KV hiện có đã quá tải và sẽ còn quá tải trong thời gian tới”.

Cần nhấn mạnh là bản thân CTTĐ Plei Krông vốn của EVN hiện vẫn phát đủ công suất 100 MW lên đường dây 110 KV mà theo kế hoạch trước đó, lẽ ra điện lượng từ Plei Krông phải được chuyển tải lên lưới quốc gia từ đường dây được xây dựng riêng. Trong hoàn cảnh đường dây truyền tải chưa được đầu tư mới, gánh nặng quá tải lại được chuyển, đè nặng lên vai các doanh nghiệp thủy điện vừa và nhỏ, xây dựng công trình chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng. Mặt khác, nếu có một hệ thống điều tiết khoa học và công bằng, chính Plei Krông mới là công trình cần được điều chỉnh điện lượng cung ứng lên lưới quốc gia, bởi Plei Krông có hồ chứa với hàng triệu mét khối nước, vì thế mà dễ dàng điều chỉnh công suất, trong khi hầu hết các thủy điện vừa và nhỏ đều là công trình sản xuất điện qua đập tràn. Không được phát điện cũng đồng nghĩa với tài nguyên nước “một đi không trở lại”. Câu chuyện “con đẻ- con ghẻ” như dư luận đang bận tâm có phải xuất phát từ môi trường độc quyền của EVN? Và không ai phải chịu trách nhiệm về sự lãng phí này, cũng không ai chịu trách nhiệm về lỗi quy hoạch hệ thống(?!).
Nguyễn Thịnh

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.