Phát huy hiệu quả các mô hình đảm bảo an ninh trật tự

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Từ đó, nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả đã xuất hiện, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Học sinh Trường THCS Tôn Đức Thắng (xã Ia Sao) đọc bản tin tuyên truyền pháp luật. Ảnh: R'Ô HOK

Học sinh Trường THCS Tôn Đức Thắng (xã Ia Sao) đọc bản tin tuyên truyền pháp luật. Ảnh: R'Ô HOK

Trường THCS Tôn Đức Thắng (xã Ia Sao) có 481 học sinh với 12 lớp. Trước đây, do nhận thức pháp luật còn hạn chế nên tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, bạo lực học đường, trộm cắp vặt trong trường thường xảy ra. Bên cạnh đó, một số đối tượng thanh-thiếu niên thường tụ tập trước cổng trường gây rối đánh nhau. Hành vi này ảnh hưởng tới môi trường học tập, an ninh trật tự tại địa phương.

Trước tình hình đó, tháng 11-2021, Công an xã Ia Sao đã đề xuất Ban Chỉ đạo phòng-chống tội phạm xã thành lập mô hình “Nhà trường an toàn về an ninh trật tự” tại Trường THCS Tôn Đức Thắng với 9 thành viên gồm: lãnh đạo nhà trường, giáo viên Tổng phụ trách Đội, Công an xã, đại diện phụ huynh học sinh… Để mô hình đạt hiệu quả, nhà trường đã tiến hành lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, camera an ninh kiểm soát các hoạt động trong khu vực nhà trường, kết hợp tuần tra, kiểm soát nắm tình hình an ninh trật tự. Bên cạnh đó, nhà trường đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh trật tự, an toàn giao thông, các phương thức, thủ đoạn của tội phạm, phòng-chống bạo lực học đường, tệ nạn cờ bạc, ma túy, phòng-chống cháy, nổ, xây dựng pa nô, bảng hiệu, bản tin, tủ sách pháp luật, hòm thư tố giác tội phạm, vi phạm pháp luật; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc chấp hành nội quy, quy định của nhà trường cho học sinh. Từ khi thành lập mô hình đến nay, các thành viên đã tổ chức 15 lượt tuyên truyền, phổ biến pháp luật với hơn 1.000 lượt học sinh tham gia.

Em Lê Hải Đăng (lớp 8A) cho biết: Cán bộ Công an xã, thầy-cô giáo đã tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, tệ nạn ma túy, cờ bạc... cho học sinh. Vì vậy, chúng em hiểu rõ và có ý thức tốt trong việc chấp hành pháp luật, thực hiện lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa với mọi người.

Thầy Trương Tất Mạnh-Hiệu trưởng Trường THCS Tôn Đức Thắng-cho hay: Nhờ xây dựng mô hình “Nhà trường an toàn về an ninh trật tự” mà nhận thức về pháp luật của học sinh và phụ huynh học sinh được nâng lên. Tình trạng trộm cắp tài sản, bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, vi phạm trật tự an toàn giao thông được kéo giảm.

Ông Ksor Hrênh (bìa trái)-Trưởng ban Công tác Mặt trận kiêm già làng (làng Tốt, xã Ia Sao) trao đổi công việc với người dân. Ảnh: R'Ô HOK

Ông Ksor Hrênh (bìa trái)-Trưởng ban Công tác Mặt trận kiêm già làng (làng Tốt, xã Ia Sao) trao đổi công việc với người dân. Ảnh: R'Ô HOK

Ngoài xây dựng, phát huy hiệu quả các mô hình bảo đảm an ninh trật tự, huyện cũng tranh thủ đội ngũ già làng, người uy tín để củng cố, nâng cao chất lượng trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Điển hình là ông Ksor Hrênh-Trưởng ban Công tác Mặt trận kiêm già làng Tốt (xã Ia Sao). Theo ông Hrênh, trước đây, vào thời điểm thu hoạch nông sản, tình trạng trộm cắp cà phê thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, một số thanh-thiếu niên thường chạy xe tốc độ cao, lạng lách, đánh võng khiến người dân trong làng hết sức bức xúc. “Để tuyên truyền tập trung cho số thanh-thiếu niên này là rất khó khăn. Vì vậy, tôi thường tranh thủ thời gian buổi tối đến tận nhà để khuyên giải, nhắc nhở các cháu chấp hành tốt quy định của pháp luật và giữ gìn trật tự chung. Nhờ đó, nhiều năm qua, làng Tốt không có tệ nạn xã hội”-ông Hrênh bộc bạch. Với đóng góp của mình, từ năm 2014 đến nay, ông Hrênh 4 lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư.

Cũng trong thời gian qua, Công an huyện Ia Grai thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, khu dân cư thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng-chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đồng thời, đơn vị rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế của từng mô hình, trên cơ sở đó duy trì, nhân rộng các mô hình hiệu quả. Đến nay, toàn huyện có 15 mô hình bảo đảm an ninh trật tự như: “Camera và ánh sáng an ninh”, “Tổ tự quản về an ninh trật tự”, “Xóm đạo bình yên”, “Khu dân cư không có thanh-thiếu niên mắc các tệ nạn xã hội”… Các mô hình đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.

Trao đổi với P.V, Thượng tá Rơ Mah Nam-Trưởng Công an huyện Ia Grai-thông tin: Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phát động, xây dựng và củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; khơi dậy tinh thần tích cực tố giác, tham gia đấu tranh phòng-chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Đặc biệt, đơn vị sẽ quan tâm xây dựng, củng cố các mô hình đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp

Mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhiều đoàn viên, thanh niên ở Gia Lai đã có những việc làm hay, hành động đẹp, góp phần lan tỏa lối sống tích cực và nhân văn đến cộng đồng.
Việc tốt quanh ta

Việc tốt quanh ta

(GLO)- Cuộc sống hàng ngày quanh ta có rất nhiều người tốt với việc làm có ích, thiết thực cho cộng đồng, xã hội.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.