Ổn định cuộc sống từ nghề trồng hoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với niềm đam mê hoa, chị Trịnh Thị Bông đã gắn bó với nghề trồng hoa huệ, lay ơn, loa kèn gần 30 năm nay. Từ bàn tay trắng lập nghiệp, giờ đây chị và gia đình đã trở thành chủ của một vườn hoa hơn 5 ha, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Vườn hoa của chị Bông đến lúc thu hoạch. Ảnh: Ngọc Thu
Vườn hoa của chị Bông đến lúc thu hoạch. Ảnh: Ngọc Thu

Sinh ra trong một gia đình làm nông, chị Trịnh Thị Bông (sinh năm 1961) tại thị xã An Khê đã xa gia đình lên xã An Phú, TP. Pleiku lập nghiệp.

Chị bắt đầu học hỏi kinh nghiệm trồng hoa từ các hộ trồng hoa và những người bán hoa. Từ đó, chị bắt tay vào việc cải tạo lại mảnh vườn nhỏ 4 sào có sẵn, rồi trồng hoa huệ, lay ơn, loa kèn theo luống để tránh ngập nước. Thời gian từ khi trồng đến khi ra hoa khoảng 4 tháng. Chị còn nhớ rõ những khó khăn khi trồng các loài hoa này. Chị Bông cho biết: “Trước kia, khi trồng hoa, tôi gặp phải khó khăn như thời tiết, giá thành và chưa nắm vững kỹ thuật và cách chăm bón cây dẫn đến 2 năm liền tôi bị lỗ hơn 200 triệu đồng. Thế nhưng thất bại không nản, tôi quyết tâm đầu tư lại từ đầu”. Với tính kiên nhẫn và chịu khó học hỏi, chị đã gầy dựng lại vườn hoa của mình.

30 năm trôi qua, từ mảnh vườn 4 sào trồng hoa, gia đình chị đã mở rộng diện tích ra hơn 5 ha, bình quân thu nhập gần 60 triệu đồng/ha/năm. Từ nghề trồng hoa, gia đình chị đã nuôi được 8 người con ăn học đến nơi đến chốn, có cuộc sống ấm no. Hiện nay, 5 người con theo nghề trồng hoa của chị.

Chị Lê Thị Thanh Thúy-người con gái tiếp nối nghề của mẹ cũng đã gần 10 năm chia sẻ: “Trồng hoa khá vất vả vì phải thường xuyên có mặt ở ngoài đồng để chăm bón, tỉa cành, theo dõi thời tiết. Thế nhưng, không phải lúc nào mọi yếu tố bên ngoài đều được thuận lợi, có những khi gặp nắng nóng, hạn hán hay mưa quá nhiều, hoa không phát triển được, bị sâu bệnh, hầu như phải bỏ hết. Vì vậy, tôi học từ mẹ tính kiên trì, nhẫn nại, tìm hiểu để khắc phục chứ không từ bỏ”.

Từ niềm đam mê nghề trồng hoa, chị Bông đã vươn lên làm giàu. Không chỉ vậy, chị Bông còn tạo việc làm thường xuyên cho người dân địa phương. Nhất là khi vào mùa hoa như Tết là gia đình chị phải thuê gần 15 nhân công là thanh niên trong xã. Thời gian tới, chị sẽ mở rộng thêm thị trường các tỉnh phía Nam và có kế hoạch tự nhập thêm và nhân giống hoa để cung cấp hoa thương phẩm, hoa giống cho những người trồng hoa trong và ngoài vùng.   

Chị Bông tâm sự: "Dù nông dân ở đây có chuyển đổi cây trồng theo mùa vụ nhưng tôi vẫn quyết định theo nghề trồng hoa đến cùng. Từ khi gắn bó với hoa huệ, lay ơn, loa kèn tôi thấy cuộc sống gia đình tôi ổn định rất nhiều. Tôi nghĩ, để thành công như vậy thì cần có tình yêu và niềm đam mê với loài hoa này thì mới có thể vượt qua khó khăn, gắn bó lâu dài với nghề trồng hoa được".

Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm