Nữ sinh khiếm thị đoạt nhiều giải judo: 'Tôi bất tiện chứ không bất hạnh'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đột ngột bị mất ánh sáng vào năm 10 tuổi, suốt nhiều năm qua, cô gái này vẫn không ngừng nỗ lực mỗi ngày để bản thân 'tàn nhưng không phế'.

Đó là câu chuyện của Phạm Trường Gia Hân, sinh viên năm nhất ngành tâm lý học giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Nỗ lực vượt qua nghịch cảnh

"Vào dịp Tết Nguyên đán năm 2013, lúc ấy mình 10 tuổi, nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở mắt, thị lực đột ngột suy giảm. Tầm 10 ngày sau thì hoàn toàn không nhìn thấy. Thời điểm đó, do võng mạc không ổn định nên bác sĩ chưa thể tìm ra chính xác nguyên nhân. Về sau, mắt mình được chẩn đoán là do thoái hóa sắc tố võng mạc", Gia Hân nhớ lại.

Vượt lên những bất tiện về khiếm khuyết cơ thể, Gia Hân (bìa phải) đã gặt hái được nhiều thành quả trong môn judo. Ảnh: NVCC
Vượt lên những bất tiện về khiếm khuyết cơ thể, Gia Hân (bìa phải) đã gặt hái được nhiều thành quả trong môn judo. Ảnh: NVCC

Biến cố ập đến khiến Gia Hân vô cùng hoang mang và hụt hẫng. Có những đêm giật mình thức giấc, nghe thấy tiếng khóc của mẹ, cảm thấy bản thân vô dụng.

Sau tết, Gia Hân quay lại trường nhưng trong tình trạng không thể tiếp tục việc học. "Lúc ấy, mình gặp nhiều căng thẳng, bí bách khi chỉ toàn ở nhà và chưa thích nghi được với cuộc sống không nhìn thấy gì. Nhưng nhờ vào sự động viên, dìu dắt từ gia đình nên bản thân đã từ từ học cách chấp nhận", Gia Hân kể.

Thời gian đó, việc đầu tiên cô học trò nhỏ làm quen chính là tập cách đọc chữ nổi và từng bước sử dụng đôi tay để cảm nhận mọi thứ xung quanh khi không thể quan sát.

Sau khi dành 2 năm để làm quen với cuộc sống bị mất đi ánh sáng, tiếp tục điều trị bệnh và tìm hiểu về những ngôi trường dành cho người khiếm thị, đến năm 2015, Gia Hân trở thành học sinh của Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (Q.10, TP.HCM).

Tâm niệm "tàn nhưng không phế"

Khi bắt đầu học tập tại Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, gặp nhiều cảnh đời đồng cảnh ngộ, Gia Hân trở nên cởi mở và nhanh chóng hòa nhập hơn. "Mọi người ở trường dù không trò chuyện với nhau bình thường như nhiều người khác nhưng tất cả đều giao tiếp bằng… trái tim. Tiếp xúc với các bạn tại đây, mình học được cách lắng nghe nhiều hơn và nhận ra khuyết tật chỉ là một điều bất tiện chứ không phải bất hạnh", Gia Hân chia sẻ.

Gia Hân là niềm tự hào của cả gia đình
Gia Hân là niềm tự hào của cả gia đình

Tại đây, cô gái đã tham gia vào câu lạc bộ judo. Khoảng thời gian đầu, Gia Hân gặp không ít khó khăn vì lo sợ với tình trạng không nhìn thấy sẽ khó thực hiện được đúng các động tác và dễ bị chấn thương. Có những lúc muốn bỏ cuộc vì sức khỏe không đảm bảo cũng như khó cân bằng thời gian giữa việc học và tập luyện.

"Nhưng nhờ vào sự tận tâm hướng dẫn, động viên của thầy đã từng bước giúp mình vượt qua nỗi sợ. Đồng thời, niềm hăng say dành cho judo của các bạn trong câu lạc bộ cũng tiếp thêm năng lượng để mình quyết định ở lại với bộ môn này", Gia Hân tâm sự.

Từ một cô học trò rụt rè để đoạt được nhiều huy chương về judo là một hành trình nỗ lực rất lớn của Gia Hân. Trong đó, một số huy chương nổi bật có thể kể đến như: huy chương vàng Giải cúp câu lạc bộ khuyết tật toàn quốc năm 2020, huy chương đồng Giải người khuyết tật toàn quốc…

Anh Trịnh Công Sơn, giáo viên thể dục và judo của Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, cho biết tuy khiếm thị nhưng Gia Hân rất ham học hỏi, luôn tìm tòi và chăm chỉ tập luyện.

Bên cạnh đó, dù gặp không ít khó khăn trong hành trình tiếp cận tri thức, Gia Hân vẫn cố gắng phấn đấu để duy trì được thành tích học sinh giỏi suốt nhiều năm liền. Đến nay, khi trở thành sinh viên, Gia Hân lại càng thêm quyết tâm và có nhiều động lực hơn.

"Mình mong sau này có thể làm về tư vấn tâm lý học đường hoặc dạy các lớp kỹ năng sống. Mình hy vọng có thể lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn những câu chuyện của mọi người và biến những điều tiêu cực trở nên tích cực. Theo mình, hiện nay nhiều vấn đề trong cuộc sống đều xuất phát từ tâm lý, đặc biệt là ở các bạn trẻ", Hân bộc bạch.

Với những nỗ lực không ngừng, sự cố gắng của Gia Hân đã được ghi nhận. Tháng 4.2023, Gia Hân được Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM tuyên dương là một trong 25 gương phụ nữ vượt khó tiêu biểu năm 2023 tại chương trình "Vẻ đẹp vầng trăng khuyết".

Chị Trần Thị Thu Vân (mẹ Gia Hân) cảm động chia sẻ: "Năm Gia Hân lên 10 tuổi đột ngột bị mất ánh sáng, mình sốc vô cùng, nhưng tự nhủ nếu không đủ cứng rắn thì sẽ không thể làm chỗ dựa cho con. Nhiều lúc, con cũng động viên ngược lại mình rằng "con không nhìn thấy, bất tiện khi ra ngoài thì có thể ở nhà với mẹ nhiều hơn", nhưng là một người mẹ, ai mà muốn con mình như thế".

Với chị Vân, Gia Hân là niềm tự hào to lớn vì sự nỗ lực của con không hề thua kém bất kỳ đứa trẻ nào.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.