Nỗi niềm sinh viên sư phạm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chưa có số liệu cụ thể nào xác định được mỗi năm có bao nhiêu sinh viên sư phạm ra trường được đi dạy đúng nghề, nhưng chắc chắn con số ấy chẳng đáng bao nhiêu so với số sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm.
Có một thực tế là số ngành sư phạm đào tạo thì nhiều trong khi biên chế mỗi năm của các địa phương chỉ đếm trên đầu ngón tay vì vậy, việc sinh viên ra trường xin được đi dạy đúng chuyên ngành với nhiều người là rất khó.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Chúng ta thử làm một phép tính đơn giản, năm 2010 ngành giáo dục công dân ở tỉnh Nghệ An tuyển 0 chỉ tiêu, Hà Tĩnh là 0 chỉ tiêu, Quảng Bình là 0 chỉ tiêu, Quảng Trị là 4 chỉ tiêu, Thừa Thiên- Huế 0 chỉ tiêu, Đà Nẵng 0 chỉ tiêu, Gia Lai 4 chỉ tiêu, Đak Lak 4 chỉ tiêu, Ninh Thuận 2 chỉ tiêu…
Trong khi đó, Đại học Vinh, Đại học Quảng Bình, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Quy Nhơn, Đại học Đà Lạt… mỗi trường bình quân đào tạo 50 sinh viên chuyên ngành này, chưa kể các sinh viên học hệ cử nhân Triết, cử nhân Chính trị mà các trường đào tạo chỉ cần có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cũng có thể trở thành giáo viên giáo dục công dân, cũng đã lên tới con số hàng trăm.
Vậy sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc sẽ đi đâu? Làm gì? Nếu may mắn thì có thể là công chức một cơ quan nhà nước nào đó hoặc làm nhân viên kinh doanh, tiếp thị ở các doanh nghiệp tư nhân, làm gia sư hoặc “Nam tiến” vào các khu công nghiệp xin làm công nhân…
Tình cờ trong một lần mua hàng, tôi được Mai- bán hàng tạp hóa ở phường Tây Sơn (TP. Pleiku, Gia Lai) nghẹn ngào tâm sự: “Để thực hiện ước mơ của mình, em đã cố gắng rất nhiều, thi mãi lần thứ 3 mới đỗ vào Trường Đại học Sư phạm (Khoa Lịch sử). Gia đình em nghèo lắm, suốt 4 năm đại học ba mẹ em đã phải hy sinh rất nhiều, ai cũng hy vọng em ra trường sẽ đi làm có lương giúp gia đình. Nay ra trường được 3 năm rồi mà chưa một lần nào được đứng lớp, trong khi khoản nợ sinh viên ngày một lớn không biết đến khi nào mới trả xong. Theo bạn bè, em vào Gia Lai bán hàng thuê mỗi tháng cũng tiết kiệm được một ít đỡ đần phần nào cho gia đình. Nhiều lúc đến ngày 20-11 em lại thường khóc một mình!”.
Còn với Hùng- người đã có thâm niên 5 năm làm công nhân trong một khu công nghiệp thì bảo: “Mình sẽ gắn bó với công việc ở đây ít ra còn có đồng ra đồng vào chứ “vác” hồ sơ đi nộp chẳng có nơi nào nhận, mà có nhận cũng chỉ dạy hợp đồng một vài năm rồi lại đi tìm trường khác tiền quà cáp, tiền chạy việc cũng vừa bằng tiền lương”.
May mắn hơn là trường hợp của Nga. Ra trường 2 năm sau, cô xin được đi dạy hợp đồng. Cô học Đại học Sư phạm Ngữ văn nhưng suốt 8 năm qua chỉ dạy hợp đồng ở các trường tiểu học. Nga tâm sự: “8 năm em đã dạy hợp đồng 3 trường, cứ hết hợp đồng nhà trường không ký tiếp thì lại đi tìm trường khác, em chẳng bao giờ dám mơ được vào biên chế”.
Lâu nay, sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo luôn được Đảng, Nhà nước xem là quốc sách hàng đầu… Vì vậy, chúng ta cần có chiến lược đào tạo hợp lý, tránh tình trạng thừa “đầu ra” như hiện nay.
Hoàng Thanh

Có thể bạn quan tâm

Ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép

Ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép

(GLO)- Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây diễn ra khá phức tạp. Mặc dù quy mô khai thác nhỏ lẻ, thủ công nhưng với kiểu khai thác bừa bãi như hiện nay sẽ làm cho nguồn tài nguyên sớm bị cạn kiệt.
Chuyện về những nghĩa trang đặc biệt giữa biển khơi

Chuyện về những nghĩa trang đặc biệt giữa biển khơi

(GLO)- Trong hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ trên khắp mọi miền Tổ quốc, có những nghĩa trang đặc biệt mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt bởi những nghĩa trang ấy không có phần mộ như ở đất liền, hoặc có phần mộ nhưng chỉ một thời gian ngắn lại di dời hài cốt các liệt sĩ về đất mẹ. Đó là nghĩa trang của những liệt sĩ hy sinh ngoài vùng biển, đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Họ là những người con đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho bình yên của biển đảo giữa ngàn khơi Tổ quốc.
Rối loạn tâm thần sau sinh-Chuyện không đơn giản

Rối loạn tâm thần sau sinh-Chuyện không đơn giản

(GLO)- “Đến hổ dữ cũng không nỡ ăn thịt con huống chi là con người, là mẹ. Dạo gần đây, một vài vụ án đau lòng xảy ra khi chính mẹ đẻ lại đang tâm giết chết con mình khiến dư luận hết sức bất bình, phẫn nộ. Người bình thường chẳng ai làm thế, chỉ có những người rối loạn tâm thần sau sinh, mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi mới gây ra những việc đau lòng như trên.
Đường liên xã Ia Chía-Ia O hư hỏng nặng

Đường liên xã Ia Chía-Ia O hư hỏng nặng

(GLO)- Tuyến đường nhựa liên xã Ia Chía-Ia O (huyện Ia Grai) dài khoảng 20 km đã bị hư hỏng nặng. Lòng đường, đặc biệt là đoạn đi qua làng Kon Ngó (xã Ia Chía) dài khoảng 2 km đã bị bong tróc gần hết lớp nhựa mặt đường, rất nhiều vị trí đã hình thành những ổ trâu, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với người tham gia giao thông.
Bơ mất mùa nhưng lãi lớn

Bơ mất mùa nhưng lãi lớn

(GLO)- Hiện nay, bà con nông dân Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch bơ chính vụ 2017. Theo đánh giá của nhiều người, vụ bơ năm nay tuy năng suất giảm nhưng bù lại giá bán tăng nên bà con vẫn thu lãi lớn.
Quản lý văn hóa: Không thể bạ đâu làm đấy

Quản lý văn hóa: Không thể bạ đâu làm đấy

(GLO)- Tuần qua, Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) đã làm cái việc không nên làm, đó là công khai danh sách 300 ca khúc nhạc đỏ được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều bài hát rất quen thuộc với bao thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là bài “Tiến quân ca“ của cố nhạc sĩ Văn Cao. Câu chuyện đã gây nên một sự phản ứng dữ dội trong xã hội, đến nỗi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải ra văn bản yêu cầu Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh, nâng cao năng lực quản lý của Cục Nghệ thuật Biểu diễn.
TP.Pleiku: Tài xế xem thường tai nạn giao thông

TP.Pleiku: Tài xế xem thường tai nạn giao thông

(GLO)-Bất chấp những tai nạn bất ngờ xảy ra, trưa 22-5, trên đường Hùng Vương, chủ xe ô tô tải BKS: 81C-119.68 và 1 xe khác (không rõ BKS) cùng chở tấm bảng hiệu lớn, cồng kềnh, vượt kích thước quy định di chuyển trong nội thành vào thời điểm đông người qua lại.
Đường Hoàng Sa ngập rác thải

Đường Hoàng Sa ngập rác thải

(GLO)-Các loại rác thải từ phế liệu xây dựng đến rác sinh hoạt hộ gia đình được vứt bỏ tràn lan bên đường. Đó là hình ảnh ghi nhận trên đường Hoàng Sa, xã Diên Phú-thành phố Pleiku. Ngoài việc gây mất mỹ quan đô thị, những bãi rác ở đây còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe người dân.
Hè về lại lo đuối nước

Hè về lại lo đuối nước

(GLO)- Chưa đầy một tháng nữa, học sinh cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là dịp để các em có những giờ phút vui chơi, giải trí, bổ sung năng lượng trước khi bước vào năm học mới. Tuy nhiên, kèm theo đó cũng là nỗi lo thường trực về sự gia tăng tai nạn thương tích ở trẻ em trong dịp này.
Dân khổ vì đường xuống cấp

Dân khổ vì đường xuống cấp

(GLO)- Nhiều năm nay, tuyến đường liên thôn từ ngã ba đường Trường Sơn Đông nối thôn Mê Linh với các buôn H'Mung, Nung, Uôr của xã Chư Drăng (huyện Krông Pa) bị hư hỏng nặng, gây khó khăn cho người và phương tiện qua lại.
Không mất cảnh giác mắc lừa kẻ xấu

Không mất cảnh giác mắc lừa kẻ xấu

(GLO)- Lợi dụng danh nghĩa đòi công lý, bảo vệ môi trường biển, thời gian qua, một số đối tượng ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin đi biểu tình, gây rối, phủ nhận sự nỗ lực của Chính phủ và chính quyền các địa phương trong việc giải quyết hậu quả sự cố môi trường Formosa, phá hoại kinh tế, cố tình tạo bất ổn để các thế lực thù địch tạo cớ can thiệp, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Những âm mưu ấy phải được ngăn chặn và nghiêm trị, nhằm giữ kỷ cương phép nước, bảo vệ sự bình yên cho cuộc sống nhân dân.
Hội chứng… sợ yêu

Hội chứng… sợ yêu

(GLO)- Hội chứng Philophobia không chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý mà còn tác động về mặt thể chất, như thường xuyên khó thở, đổ mồ hôi, run rẩy, khóc lóc, ngược đãi bản thân, hay lên cơn hoảng loạn và có một sự thôi thúc phải chạy trốn. Đó cũng là lý do tại sao có người đã bỏ chạy ngay trước đám cưới
Rác thải ngập suối Gò Yầu

Rác thải ngập suối Gò Yầu

(GLO)- Suối Gò Yầu đoạn chảy qua xã Chư Răng, huyện Ia Pa đang bị ô nhiễm bởi tình trạng vứt rác thải vô ý thức của người dân trong khu vực, đặc biệt là ở đoạn cầu tràn từ trung tâm xã Chư Răng đi thôn Lê Tù. Cầu tràn này cách chợ xã Chư Răng chừng 100 mét nên các tiểu thương thường mang rác thải ở chợ để vứt xuống dòng nước tại đây.
Rác ngập tràn cầu công viên phường Yên Đổ

Rác ngập tràn cầu công viên phường Yên Đổ

(GLO)- Tại cầu công viên nối phường Yên Đổ (TP. Pleiku) với xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) những đống rác đủ loại ngày càng tràn ra mặt đường. Không chỉ người dân sinh sống gần bãi rác mà người đi đường đều cảm thấy rất khó chịu vì bãi rác tự phát này.
Các hoa viên công cộng xuống cấp

Các hoa viên công cộng xuống cấp

(GLO)- Đô thị ngày càng phát triển, không gian vui chơi, sinh hoạt ngày càng thu hẹp. Chính vì thế, những hoa viên trong thành phố chính là lựa chọn của người dân để lui tới thư giãn, tận hưởng không gian trong lành. Tuy nhiên, những hoa viên này do ít được duy tu, sửa chữa đã xuống cấp trầm trọng.
Nhạc trên xe buýt: Mở cho ai nghe?

Nhạc trên xe buýt: Mở cho ai nghe?

(GLO)- Trên mọi tuyến xe buýt, tài xế hoặc tiếp viên thường mở nhạc, thông qua loa trong ca-bin, phát ra rả suốt hành trình dài. Cứ tưởng chuyện này nhỏ nhặt, nhưng thật ra là cả vấn đề rắc rối.
Cột điện chình ình giữa hẻm

Cột điện chình ình giữa hẻm

(GLO)- Hơn 10 năm nay, hàng chục hộ dân sống tại hẻm 49/1 đường Đồng Tiến (tổ 4, phường Ia Kring, TP. Pleiku) luôn đối diện với nguy cơ tai nạn giao thông, khi hai cột điện nằm chình ình giữa hẻm, ngay đầu lối vào.