Những điểm khác nhau giữa ba cách thức tiến hành đại hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, ngoài cách thức tiến hành (hình thức) đại hội như quy định của Điều lệ Đảng (viết tắt: loại 1), Ban Chấp hành Trung ương Đảng còn chủ trương thực hiện thí điểm 2 cách thức tiến hành đại hội khác nữa, đó là: đại hội Đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư (viết tắt: loại 2) và đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở trực tiếp bầu Bí thư cấp ủy (viết tắt: loại 3).

Vừa qua, ngoài cách thức tiến hành đại hội như quy định của Điều lệ Đảng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy chọn ở cấp cơ sở 55 tổ chức cơ sở đảng tiến hành đại hội điểm, 22 Đảng bộ cơ sở tiến hành Đại hội Đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư và ở cấp huyện chọn Đảng bộ TP. Pleiku tiến hành đại hội điểm, chọn 2 Đảng bộ huyện Chư Prông và Đak Pơ tiến hành thí điểm chủ trương đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở trực tiếp bầu Bí thư cấp ủy.
 

Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Thống Nhất (TP. Pleiku). Ảnh: Thanh Nhật
Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Thống Nhất (TP. Pleiku). Ảnh: Thanh Nhật

Nghiên cứu, so sánh sự khác biệt giữa 3 cách thức tiến hành đại hội sẽ giúp chúng ta tránh được những sai sót trong xây dựng kịch bản, quy trình đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là thí điểm chủ trương Đại hội Đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư và đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở trực tiếp bầu Bí thư cấp ủy. Sau đây là những điểm khác nhau giữa 3 cách thức tiến hành Đại hội như đã nêu trên.

Về văn bản áp dụng:

Điểm giống nhau: Cả 3 loại trên đều thực hiện các văn bản của Trung ương như: Điều lệ Đảng (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 19-1-2011); Quy định số 45-QĐ/TW ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về việc hướng dẫn thi hành điều lệ Đảng; Chỉ thị 36-CT/TW ngày 30-5-2014 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 18-8-2014 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự tại đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; quy chế bầu cử trong Đảng (ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI); Hướng dẫn số 04-HD/TW ngày 6-10-2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề cụ thể thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng.

Điểm khác nhau: Loại 2 còn thực hiện theo Hướng dẫn số 24 ngày 6-3-2009 của Ban Tổ chức Trung ương về thực hiện thí điểm chủ trương đại hội Đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư; loại 3 còn thực hiện theo Hướng dẫn số 34 ngày 8-10-2009 của Ban Tổ chức Trung ương về một số điểm về thực hiện thí điểm chủ trương Đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở trực tiếp bầu Bí thư cấp ủy; Công văn số 7967 ngày 8-6-2010 của Ban Tổ chức Trung ương về việc bổ sung Hướng dẫn số 34-HD/BTCTW.

Về phạm vi và đối tượng áp dụng: Loại 1 áp dụng đối với tất cả các tổ chức cơ sở Đảng trong phạm vi toàn quốc, kể cả các chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Loại 2 chỉ áp dụng đối với Đảng bộ cơ sở, tỷ lệ áp dụng 5%-7% tổng số Đảng bộ cơ sở toàn tỉnh; loại 3 chỉ áp dụng đối với Đảng bộ cấp trên cơ sở, tỷ lệ áp dụng 15%-20% tổng số Đảng bộ cấp trên cơ sở toàn tỉnh.

Về quy trình bầu cử: Loại 1: Đại hội bầu Ban Chấp hành; Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. Loại 2: Đại hội bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư; Ban Chấp hành bầu Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. Loại 3: Đại hội bầu Ban Chấp hành, Bí thư; Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra.

Về triệu tập viên, chủ trì phiên họp thứ nhất của cấp ủy khóa mới: Loại 1: Đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp ủy khóa trước tái cử hoặc đồng chí được cấp ủy cấp trên trực tiếp ủy nhiệm (nếu Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp ủy khóa trước không tái cử) làm triệu tập viên, khai mạc, chủ trì cho đến khi bầu xong chủ tọa và thư ký hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành khóa mới. Loại 2: Đồng chí Bí thư Đảng ủy được đại hội bầu là người triệu tập và chủ trì phiên họp thứ nhất của cấp ủy khóa mới. Loại 3: Đồng chí Bí thư Đảng ủy được đại hội bầu là người triệu tập và chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành khóa mới để bầu Ban Thường vụ, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. Đồng chí Bí thư được đại hội bầu đương nhiên là Ủy viên Ban Thường vụ. Do đó, tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành chỉ bầu các ủy viên Ban Thường vụ còn lại theo số lượng mà Ban Chấp hành quyết định.

Về tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư được đại hội bầu trực tiếp: Vẫn gọi là Ban Thường vụ Đảng ủy, Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư vẫn thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng và quy chế làm việc của cấp ủy.

Về kết quả bầu cử: Loại 3: đồng chí Bí thư cấp ủy được đại hội bầu trước khi Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ. Do đó, đồng chí Bí thư đương nhiên là Ủy viên Ban Thường vụ mà không phải bầu nữa.

Những điểm khác biệt trên cần được các cấp ủy lưu ý nắm vững để quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội Đảng các cấp đảm bảo quy trình và đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh, nhất là trong chỉ đạo đại hội các đơn vị được chọn thực hiện thí điểm trong thời gian tới.

Lâm Quang Dũng (Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy)

Có thể bạn quan tâm

Quân và dân huyện đảo Trường Sa hướng về Đại hội Đảng

Quân và dân huyện đảo Trường Sa hướng về Đại hội Đảng

(GLO)- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng, thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Những ngày này, quân và dân huyện đảo Trường Sa đang tích cực lập thành tích chào mừng Đại hội và kỳ vọng nhiệm kỳ mới với nhiều đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Lòng dân với Đảng

Lòng dân với Đảng

(GLO)- Từ ngày 20 đến 28-1-2016, tại thủ đô Hà Nội sẽ diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Như vậy, tính từ ngày thành lập (3-2-1930) đến Đại hội XII, Đảng ta trải qua 12 kỳ đại hội. Đó là những mốc lịch sử đánh dấu các chặng đường oanh liệt, vẻ vang của đất nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng-đội tiền phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.
Nghiêm túc tiếp thu ý kiến hợp lý đóng góp vào dự thảo văn kiện

Nghiêm túc tiếp thu ý kiến hợp lý đóng góp vào dự thảo văn kiện

Việc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng được thực hiện qua các đại hội của 68 đảng bộ trực thuộc Trung ương; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội; báo chí, thư và văn bản; Đảng đoàn Quốc hội.
Tăng cường công tác tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Tăng cường công tác tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

(GLO)- Thực hiện Kế hoạch số 308-KH/BTGTW ngày 25-1-2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, trong thời gian qua các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đã tập trung đưa tin, phản ánh và tuyên truyền có hiệu quả việc tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Toàn dân góp ý văn kiện dự thảo Đại hội XII: Đảng thật sự vì dân

Toàn dân góp ý văn kiện dự thảo Đại hội XII: Đảng thật sự vì dân

Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Chính trị, toàn văn dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng: Báo cáo chính trị trình Đại hội XII; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 đã được công bố rộng rãi để cán bộ, đảng viên, nhân dân, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận nội dung và đóng góp ý kiến. Thời gian lấy lý kiến từ ngày 15-9 đến ngày 31-10.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Qua gần 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp, nông thôn Gia Lai tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng; toàn cảnh kinh tế-xã hội ở nông thôn đã có nhiều đổi thay mang tầm vóc lớn. Nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới đã có chuyển biến rõ nét. Dân chủ ở cơ sở được phát huy thể hiện rõ qua việc người dân được tham gia xây dựng, thảo luận tiêu chí quy hoạch, xây dựng đề án, lựa chọn công trình cần làm trước, cách thức thực hiện đến việc quyết định các công việc cần bàn, cần làm trong xây dựng nông thôn mới ở thôn, xã mình. Cách thức đó không chỉ động viên người dân phấn khởi, đoàn kết, tự giác đóng góp xây dựng công trình công cộng trên địa bàn mà còn tiết kiệm khoảng 20% đến 25% kinh phí xây dựng, chất lượng công trình tốt hơn.
Toàn văn Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng

Toàn văn Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng

Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 15-9, Toàn văn các Dự thảo văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XII của Đảng được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân đóng góp ý kiến. Các dự thảo văn kiện gồm: Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng; Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Đảm bảo an toàn và an ninh thông tin phục vụ đại hội Đảng các cấp

Đảm bảo an toàn và an ninh thông tin phục vụ đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là nội dung chỉ đạo mới đây của UBND tỉnh Gia Lai tại Chỉ thị số 13/CT-UBND. Nhằm đảm bảo an toàn và an ninh thông tin phục vụ trước, trong, sau đại hội Đảng các cấp, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn và an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương, đơn vị mình.
Đại hội Đảng bộ Báo Gia Lai lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015-2020)

Đại hội Đảng bộ Báo Gia Lai lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015-2020)

(GLO)- Sáng 23-6, Đảng bộ Báo Gia Lai tổ chức Đại hội lần thứ XVI-nhiệm kỳ 2015-2020 nhằm đánh giá kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ qua, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp cho nhiệm kỳ tới. Đồng chí Bùi Minh Đức-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đến dự và chỉ đạo đại hội.
Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác tham mưu

Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác tham mưu

(GLO)- Vừa qua, Đảng bộ cơ sở Văn phòng UBND tỉnh vừa tổ chức Đại hội lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015-2020). Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ cơ sở Văn phòng UBND tỉnh đã tiếp tục lãnh đạo tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Cục Chính trị Quân đoàn 3: Lãnh đạo thực hiện xây dựng cơ quan kiểu mẫu

Cục Chính trị Quân đoàn 3: Lãnh đạo thực hiện xây dựng cơ quan kiểu mẫu

(GLO)- Trong hai ngày (10 và 11-6), Đảng bộ Cục Chính trị, Quân đoàn 3 tổ chức đại hội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. Đại hội đã dành nhiều thời gian, trí tuệ thảo luận, đóng góp vào các dự thảo văn kiện của Trung ương; Báo cáo chính trị trình đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đoàn 3 lần thứ IX; bầu Ban chấp hành Đảng bộ Cục nhiệm kỳ 2015-2020 và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Quân đoàn nhiệm kỳ tới.
Hội nghị lấy ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015-2020)

Hội nghị lấy ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015-2020)

(GLO)- Ngày 11-6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015-2020). Tham gia hội nghị có đầy đủ các thành viên Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh khóa II (nhiệm kỳ 2011-2016).