Nhiều cung bậc cảm xúc trên chuyến xe về quê đón tết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Với những người trẻ mưu sinh xa quê, khi thời gian đã trôi ngược về những ngày cuối tháng chạp cũng là lúc họ rời thành thị náo nhiệt trở về quê hương yên bình để đón tết sum họp cùng với gia đình.

Những ngày cận tết, những lời từ trong bài hát Đi để trở về 2: Ngồi nhiều giờ trên xe, tôi ngắm nhìn mọi người xung quanh/Đều bồi hồi rất muốn nhanh về đến nhà” vang lên khắp nơi khiến nhiều người trẻ mưu sinh nôn nao trở về nhà với mẹ, với cha.

Những đứa con xa nhà luôn chờ đợi giây phút về nhà đón tết

Những đứa con xa nhà luôn chờ đợi giây phút về nhà đón tết

Nguyễn Thị Tuyết Ngân, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chia sẻ: “Hiện nay, mình có thể nhìn thấy người thân qua mạng xã hội nhưng không thể sánh bằng việc hội ngộ với nhau bằng da bằng thịt được. Nên khi trường cho nghỉ tết, mình về quê ngay".

Tuyết Ngân chia sẻ thêm: "Ngồi trên xe, mình cứ nghĩ miên man về những ngày đầu tiên đi học xa nhà. Hồi mới lên thành phố, mình "chân ướt chân ráo" nên cái gì cũng bỡ ngỡ. Mình thấy nhớ nhà vô cùng. Giờ đi xa nhà quen rồi, nhưng nỗi nhớ vẫn còn đó”.

Những chuyến xe mùa xuân thường mang theo vô vàn cảm xúc của những người con học tập và làm việc ở thị thành trở về quê nhà. Đó là niềm vui sướng, sự hồi hộp và cả những câu chuyện trong năm qua. Cận tết, trên đường về quê ở tỉnh Gia Lai, Lê Hồng Phúc (25 tuổi), ngụ tại 475 Nguyễn Kiệm, Q.Gò Vấp, TP.HCM thường nghĩ miên man đủ thứ chuyện. Đó là những việc Phúc đã làm trong năm cũ, những dự định chưa hoàn thành, kế hoạch trong năm mới…

Hồng Phúc nói: “Mình tranh thủ thời gian di chuyển từ TP.HCM về quê ở tỉnh Gia Lai và suy nghĩ mọi thứ trong đầu. Mình không muốn mang những chuyện buồn về nhà. Tết phải vui chứ không thể ngồi tính toán, lo toan cho năm mới”.

Trên chuyến xe về nhà, người trẻ suy nghĩ về những câu chuyện năm cũ, cảm giác về nhà đón tết

Trên chuyến xe về nhà, người trẻ suy nghĩ về những câu chuyện năm cũ, cảm giác về nhà đón tết

Mỗi dịp tết đến xuân về là người trẻ được trở về đoàn viên bên mâm cơm gia đình sau một năm xa cách, thật ấm áp và hạnh phúc, bởi đi bất cứ nơi đâu thì nhà là nơi trở về.

Lê Thị Mỹ Huyền (22 tuổi), ngụ chung cư Sky 9, P.Phú Hữu, TP.Thủ Đức (TP.HCM) bày tỏ: “Đi đâu cũng không bằng gia đình. Nghĩ đến giây phút được đi chợ tết với mẹ, cùng mẹ nấu mâm cơm cúng ông bà vào ngày 30 tết, ngồi nấu bánh chưng đêm giao thừa. Chỉ như thế thôi là đủ hạnh phúc, đủ ấm áp rồi”.

Khi tiếng nhạc xuân vang lên tưng bừng khắp phố phường, nhiều người trẻ đang vun vén những công việc cuối cùng, nôn nao lên xe về quê đón năm mới. Gắn bó với TP.HCM hơn 3 năm, nhưng mỗi lần lên xe, Nguyễn Thị Hoàng Thanh, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM lại nhớ những bữa cơm của mẹ, cảm giác sum họp gia đình.

Hoàng Thanh nói: “Với mình nhà là nơi mong đợi được trở về. Mình nghĩ sự trưởng thành và sức khỏe là thứ làm ba mẹ thấy an tâm và vui vẻ. Cả một năm ở quê nhà ba mẹ giờ chỉ ngóng mong tới ngày giây phút đoàn viên, ăn mâm cơm chiều 30 tết”.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.