Nhà khoa học tuyên bố có bằng chứng xác thực về sự sống trên 4 hành tinh này

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gareth Dorrian, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ về khoa học vũ trụ đã công bố 4 hành tinh mà ông xem là "tiềm năng nhất" để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Theo Daily Star, Gareth Dorrian, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ về khoa học vũ trụ tại Đại học Birmingham đã xác định 4 hành tinh bao gồm: Sao Hỏa, Europa, Enceladus và Titan.
Trên thực tế, sao Hỏa được biết đến như một hành tinh có thể có sự sống từ lâu. Ông Dorrian cũng nhấn mạnh rằng, sao Hỏa là "một trong những thế giới giống Trái đất nhất trong hệ Mặt trời".

Sao Hỏa từ lâu được tin là có chứa sự sống.
Sao Hỏa từ lâu được tin là có chứa sự sống.
"Hiện nay, sao Hỏa duy trì một bầu khí quyển rất mỏng và khô, bao gồm gần như hoàn toàn là carbon dioxide. Điều này khiến sao Hỏa có ít sự bảo vệ khỏi bức xạ mặt trời và vũ trụ. Nếu sao Hỏa cố giữ lại một chút trữ lượng nước bên dưới bề mặt của nó, thì không có gì lạ khi sự sống vẫn có thể tồn tại", ông Dorrian nhấn mạnh.
Về hành tinh Europa, ông này nhấn mạnh: "Chúng ta có thể tìm thấy các miệng phun thủy nhiệt và núi lửa dưới đáy đại dương trên hành tinh này. Trên Trái đất, những đặc điểm như vậy thường hỗ trợ các hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng".

Europa được nhiều người coi là một điểm nóng tiềm năng cho sự sống ngoài hành tinh
Europa được nhiều người coi là một điểm nóng tiềm năng cho sự sống ngoài hành tinh
Một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các hành tinh tại Phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA, đặt tại Pasadena, California tên là Robert Pappalardo cũng từng nhấn mạnh rằng, Europa - mặt trăng của sao Mộc - là nơi có thể có sự sống nhất trong hệ Mặt trời, ngoài Trái đất. "Đây cũng là nơi mà chúng ta nên tập trung nghiên cứu, truy tìm sự sống”, ông Robert nhấn mạnh.
Theo các nhà khoa học, bề mặt trẻ và rất mịn của Europa khiến họ tin rằng bên dưới lớp ngoài cùng (đá silicate) của hành tinh này là một lớp nước. Và rất có thể trong đại dương ngầm này đang ẩn giấu sự sống ngoài Trái Đất mà chúng ta đang tìm kiếm. Nhiệt năng sản sinh ra do ma sát giữa các lớp vật chất của Europa dưới tác động của Sao Mộc đủ để giữ cho đại dương này luôn đủ ấm để không bị đóng băng và duy trì những hoạt động địa chất ở lớp vỏ ngoài của nó.
Đối với Enceladus, ông Dorrian tuyên bố, không chỉ nước được phát hiện trong các mạch nước phun trên hành tinh này mà còn có một loạt các phân tử hữu cơ...  

Enceladus có thể có
Enceladus có thể có "miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương".
Tàu vũ trụ Cassini của NASA cũng từng bắt gặp một thứ gì đó kỳ lạ được phun lên từ vết nứt trên bề mặt Enceladus. Kết quả phân tích cho thấy thứ phun lên chính là các phân tử hữu cơ phức tạp, giàu carbon – thứ có thể là dấu vết của sự sống ngoài Trái đất! Enceladus cũng sở hữu một hệ thống thủy nhiệt y hệt như hệ thống thủy nhiệt ở một số khu vực đáy đại dương của trái đất, nơi được cho là nuôi dưỡng sự sống nguyên thủy.
Cuối cùng, đối với Titan, ông Dorrian giải thích rằng, nhiệt độ ở mức đóng băng -180C của nó khiến nó quá lạnh để có thể có nước lỏng.

Titan có nhiệt độ đóng băng -180 độ C
Titan có nhiệt độ đóng băng -180 độ C
Tuy nhiên, hành tinh này được coi là một nơi có sự sống tiềm năng do "hóa chất dồi dào" mà nó chứa đựng. Các nhà khoa học cho rằng khí quyển của Trái Đất ban đầu tương đối giống với khí quyển của Titan hiện tại. Bản thân Giám đốc khoa học hành tinh của NASA Lori Glaze cũng từng nói Titan, hành tinh quay quanh sao Thổ có tất cả các thành phần cần thiết cho sự sống.
Minh Nhật (Daily Star/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm