Ngất ngây với vẻ đẹp của "Bức tường Việt Nam" trong hang Sơn Đoòng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trên hành trình khám phá hang Sơn Đoòng, “Bức tường Việt Nam” được nhắc đến nhiều lần mỗi khi nói về hang động lớn nhất thế giới nhưng hình thù của danh xưng này vẫn còn là điều bí ẩn đối với nhiều người.
“Bức tường Việt Nam” là một khối thạch nhũ khổng lồ dài hàng trăm mét nằm bên trong hang Son Đoòng, được hình thành trong quá trình kiến tạo địa chất của vỏ trái đất. Đây chính là điểm cuối của hành trình khám phá hang động lớn nhất thế giới.
Khối thạch nhũ khổng lồ nằm cuối hang Sơn Đoòng
Khối thạch nhũ khổng lồ nằm cuối hang Sơn Đoòng
Điểm cao nhất của khối thạch nhũ này khoảng hơn 80m, những điểm có độ cao trung bình thường từ 50 - 60m. Ở chân “Bức tường Việt Nam” thường xuyên có hồ nước, có lúc nước dâng lên đến 30m, lúc nước rút hết để lại 1 lối đi bùn sâu gần 50cm.
 Hồ nước dài 500m nối hang chính với
Hồ nước dài 500m nối hang chính với "Bức tường Việt Nam".
Trước đây, khi chưa áp dụng lộ trình xuyên hang Sơn Đoòng thì du khách khi tới chân “Bức tường Việt Nam” sẽ quay lại. Thế nhưng hiện nay, du khách khám phá hang Sơn Đoòng có thể ra ngoài bằng lối cửa sau của hang bằng cách vượt qua “Bức tường Việt Nam”.
 Muốn vượt qua
Muốn vượt qua "Bức tường Việt Nam", du khách phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ và thực hiện theo đúng hướng dẫn của chuyên gia.
 Khi vượt qua “bức tường Việt Nam” có thể thấy ánh sáng bên ngoài cửa hang, chứng kiến 1 bộ xương sơn dương bị hoá thạch nằm trên một mỏm đá cao trong hang.​
Khi vượt qua “bức tường Việt Nam” có thể thấy ánh sáng bên ngoài cửa hang, chứng kiến 1 bộ xương sơn dương bị hoá thạch nằm trên một mỏm đá cao trong hang.​
Trải qua hàng vạn năm, tinh thể canxi đã bao bọc những hạt cát nhỏ để tạo thành
Trải qua hàng vạn năm, tinh thể canxi đã bao bọc những hạt cát nhỏ để tạo thành "viên ngọc" quý hiếm.
Một trong những nét độc đáo của Sơn Đoòng chính là điều kiện khí hậu riêng tạo nên hệ sinh thái đa dạng. Bởi vậy, ngay cả khi đi sâu xuống lòng đất, du khách vẫn có thể bắt gặp những sinh vật tồn tại.
Một trong những nét độc đáo của Sơn Đoòng chính là điều kiện khí hậu riêng tạo nên hệ sinh thái đa dạng. Bởi vậy, ngay cả khi đi sâu xuống lòng đất, du khách vẫn có thể bắt gặp những sinh vật tồn tại.
Phía sau bức tường là đoạn hang 600m và có lối ra cửa sau.
Phía sau bức tường là đoạn hang 600m và có lối ra cửa sau.
Tiến Thành (Dantri)
Ảnh: Oxalis/Ryan Deboodt

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Ngay khi tiếp cận được bông sen thơm ngát, trái với suy nghĩ của mọi người rằng cá chép sẽ từ tốn thưởng hoa, con cá này mạnh mẽ nhao đến, cắn thẳng vào từng cánh hoa thơm ngát, cố gắng giật đứt, nuốt vào mồm.
Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Hơn 20 bức tranh với nội dung gắn với văn hóa lịch sử thôn Chử Xá (Gia Lâm, Hà Nội) được vẽ lên những bức tường đã tạo nên một diện mạo mới và hấp dẫn cho một làng quê Bắc Bộ. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến mới cho nhiều du khách trong và ngoài nước.
Say sưa cốm Tú Lệ

Say sưa cốm Tú Lệ

Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong.