Mùa chim làm tổ trên hòn đảo hình chiếc hài ở Bình Thuận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đảo Hòn Hải còn có tên là Hòn Hài vì hình dáng của hòn đảo nhìn từ phía xa trông giống như chiếc hài.
 

 

Tuy gọi là đảo nhưng Hòn Hải chỉ là một khối đá khổng lồ nằm giữa biển khơi, không có người dân ở tập trung như những đảo khác. Trên đảo không có nước ngọt, để có nước sinh hoạt phải mua từ đảo Phú Quý chở ra với chi phí vận chuyển đắt đỏ.
 

 

Ngư dân đảo Phú Quý quen gọi Hòn Hải là Hòn Khám. Đảo Hòn Hải nằm cách đảo Phú Quý khoảng 32 hải lý. Muốn ra được Hòn Hải thì phải đi bằng thuyền đánh cá, rồi sau đó bơi thuyền thúng cập vào sát đảo để đi lên. Tuy nhiên tùy vào tình hình biển mới quyết định có ra được hay không. Phía trước đảo là ngôi nhà làm hoàn toàn bằng bê tông dựa lưng vào vách núi.
 

 

Cửa lên của đường hầm dài 170 m (phía sau tòa nhà) nằm hoàn toàn trong lòng núi đá được đúc bằng bê tông dày để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt trên đảo. Một công trình kỳ công của công binh khi khoét núi, vận chuyển nguyên liệu để xây dựng đường hầm dẫn lên phía trên đảo. Trên hình là những bậc thang dẫn lên phía cầu thang lộ thiên khoảng hơn 100 m.
 

 

Còn nếu nhìn từ trên cao thì Hòn Hải lại giống như một con cá quẫy đuôi, giữa làn nước biển xanh lam.
 

 

Vào tháng 6 - 7 hàng năm, sau những ngày tháng đi kiếm ăn, có rất nhiều loại chim bay về đẻ trứng như bồ nông, chim nhạn, mòng biển... Từng đàn chim bay về gọi nhau kêu vang cả một góc trời. Những chỗ trên đảo có mặt là đá không mọc được cỏ thì trắng xóa phân chim.
 

 

Một con nhạn biển, sau những ngày đi kiếm ăn bay về đảo làm nơi trú ngụ.
 

 

Chim mòng biển, chân có màng như chân vịt, đậu ở cuối mép của hòn đảo.
 

 

Không cần phải chim mẹ ấp, một chú chim nhạn tự nở.
 

 

Chim bay về và đẻ trứng xuống các bụi cỏ dại mọc trên đảo. Trứng chim nhạn có những chấm đen, to bằng trứng vịt.
 

 

Với không gian yên bình giữa biển khơi, hàng nghìn con chim tự nhiên bay về đảo.
 

 

Những bậc thang lộ thiên dẫn lên trên vị trí cao nhất của đảo. Một ngọn hải đăng được xây dựng trên độ cao 113 m so với mực nước biển Hải đăng có chiều cao hơn 10 m có đèn chính và đèn phụ để chiếu sáng, giúp thuyền bè định hướng đường đi, là người bạn dẫn đường không thể thiếu của ngư dân đánh bắt xa bờ.
 

 

Biểu tượng hình lá cờ Việt Nam, ngồi trên tàu từ phía xa có thể nhìn thấy lá cờ chủ quyền.
 

 

Điểm cơ sở A6 là một trong nhưng điểm quan trọng để tính chiều rộng lãnh hải trên vùng biển Việt Nam, nơi mà nhiều người mong muốn một lần được đặt chân tới thăm đảo.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Ngay khi tiếp cận được bông sen thơm ngát, trái với suy nghĩ của mọi người rằng cá chép sẽ từ tốn thưởng hoa, con cá này mạnh mẽ nhao đến, cắn thẳng vào từng cánh hoa thơm ngát, cố gắng giật đứt, nuốt vào mồm.
Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Hơn 20 bức tranh với nội dung gắn với văn hóa lịch sử thôn Chử Xá (Gia Lâm, Hà Nội) được vẽ lên những bức tường đã tạo nên một diện mạo mới và hấp dẫn cho một làng quê Bắc Bộ. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến mới cho nhiều du khách trong và ngoài nước.
Say sưa cốm Tú Lệ

Say sưa cốm Tú Lệ

Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong.