Kỷ luật 6 cán bộ, lãnh đạo Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

6 lãnh đạo, cựu lãnh đạo của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên vừa bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo.

 

Trang tin điện tử của UBKT Trung ương đưa tin, UBKT Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vừa thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 4 lãnh đạo của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên.

Đó là bà Lê Thị Phượng, Đảng ủy viên, Chủ tịch HĐTV Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn, Kiểm soát viên chuyên trách của Tổng Công ty; bà Nguyễn Thị Thu Ngoan, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc, nguyên Kiểm soát viên chuyên trách; nguyên Đảng ủy viên, nguyên Thành viên HĐTV Tống Ngọc Dương; Bí thư Chi bộ Phòng Tài chính Kế toán, Kiểm soát viên chuyên trách Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên Nguyễn Thị Thanh An.


 

 Bà Lê Thị Phượng, Chủ tịch HĐTV Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn. (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)
Bà Lê Thị Phượng, Chủ tịch HĐTV Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn. (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)



Đồng thời, UBKT Thành uỷ đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Hồ Văn Ngon, nguyên Phó Tổng Giám đốc, nguyên thành viên không chuyên trách HĐTV và ông Nguyễn Văn Trực, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Thành viên Hội đồng Quản trị HĐTV, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên.

Các cán bộ trên đã có vi phạm, khuyết điểm trong việc ký hợp đồng ủy quyền cho Tổng Công ty cổ phần Phong Phú ký 77 hợp đồng vay vốn, đặt cọc, mua nhà liên kế trong khi dự án khu nhà ở Phước Long B - Quân khu 9 chưa được lập, phê duyệt, chưa hoàn tất hạ tầng kỹ thuật; tham gia biểu quyết thông qua chủ trương chuyển nhượng 28% Dự án Khu nhà ở Phước Long B - Quân khu 9 không đúng quy định pháp luật về đấu giá để xác định giá thị trường khi chuyển nhượng tài sản; hợp tác thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò; chậm tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy giết mổ gia súc tại Củ Chi gây lãng phí...

Trước đó, Cựu Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn Lê Tấn Hùng và nhiều người bị cáo buộc thêm tội Tham ô tài sản.


 

Bị can Lê Tấn Hùng. (Ảnh: Công an cung cấp)
Bị can Lê Tấn Hùng. (Ảnh: Công an cung cấp)



Ngoài ông Lê Tấn Hùng (56 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc), Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an cũng khởi tố Nguyễn Thị Thúy (53 tuổi, cựu kế toán trưởng) thêm tội danh Tham ô tài sản theo Điều 353 BLHS 2015.

Hai bị can đã bị bắt hồi đầu tháng 7, khi C01 điều tra vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại tổng công ty này.

PV/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.