Giải cơn khát nước sinh hoạt cho dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nắng nóng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất mà còn gây thiếu nước sinh hoạt cho người dân. Trước tình hình đó, một số địa phương trong tỉnh đã triển khai các biện pháp để giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho người dân như: hỗ trợ đào giếng, khoan giếng, dùng xe của đội công trình giao thông huyện chở nước về cho nhân dân sử dụng…
 

Cứ cách 1 ngày, Đội Công trình Giao thông huyện Đak Pơ đưa nước về cho làng Chài và làng Kruối sử dụng. Ảnh: T.T
 Đội Công trình Giao thông huyện Đak Pơ đưa nước về cho làng Chai và làng Kruối. Ảnh: T.T

Những ngày gần đây, người dân làng Chai và làng Kruối, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ vô cùng phấn khởi khi ngày nào cũng được sử dụng nước sinh hoạt của huyện đưa về, sau gần 3 tháng sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Ông Trần Văn Lắm (làng Chai) bày tỏ: “Trước đây, Nhà nước đầu tư giọt nước tự chảy, bà con trong làng được dùng nước thoải mái. Nhưng từ tháng 11-2015 đến nay, do hạn hán nên nước ngọt ở các ao, suối ở đây cạn kiệt, giọt nước của làng cũng không còn nước chảy nên người dân phải đi lấy nước ở ao, hồ về sử dụng. Mọi sinh hoạt của bà con trong làng vì thế bị đảo lộn. Đầu tháng 3, huyện đã cử Đội Công trình Giao thông huyện đưa nước về cho bà con sử dụng nên mọi sinh hoạt của làng từ đó cũng ổn định hơn. Người dân trong làng cũng không còn lo dịch bệnh, tiêu chảy xảy ra như trước đây hay dùng nước ở ao, hồ nữa”.
 

Cán bộ Đội Công trình Giao thông huyện Đak Pơ lấy nước cho người dân làng Chai sinh hoạt. Ảnh: T.T
Cán bộ Đội Công trình Giao thông huyện Đak Pơ lấy nước cho người dân làng Chai sinh hoạt. Ảnh: T.T

Ông Nguyễn Trọng Thủy-Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Hiện nay, huyện Đak Pơ có 2/6 công trình nước tự chảy không còn nước và 30 giếng đào công cộng đã bị khô cạn hoàn toàn khiến cho 873 hộ dân của 13 làng thuộc 5 xã: Hà Tam, Phú An, An Thành, Yang Bắc và Ya Hội bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Trước tình hình này, huyện đã vận động người dân các xã sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hợp lý và san sẻ nguồn nước sinh hoạt cho các hộ thiếu nước trong vùng trên tinh thần "tương thân tương ái". Đồng thời, huyện xuất kinh phí dự phòng 300 triệu đồng để khoan 4 giếng nước cho các làng: Kruối, Chai, Môn và Klăh (xã Yang Bắc). Tuy nhiên, trong lúc chờ khoan giếng, huyện đã cấp 48 triệu đồng để hỗ trợ đưa nước về cho người dân 2 làng Chai và Kruối sử dụng để đảm bảo cuộc sống cho người dân. Theo đó, cứ 2 ngày, đội cấp 2 xe, mỗi xe 8 m3 nước cho người dân trong làng sinh hoạt và thời gian cấp nước cho người dân kéo dài trong 2 tháng.
 

Huyện Krông Pa hỗ trợ người dân đào ao cạnh các con suối để lấy nước, sau đó lọc phục vụ cho việc tắm giặt của người dân trên địa bàn. Ảnh: T.T
Huyện Krông Pa hỗ trợ người dân đào ao cạnh các con suối để lấy nước, sau đó lọc phục vụ cho việc tắm giặt của người dân trên địa bàn. Ảnh: T.T

Tương tự, tại huyện Krông Pa, chính quyền địa phương cũng đang nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn như: hỗ trợ đưa nước sạch về các buôn; hỗ trợ đào đất lấy nước khu vực quanh các ao hồ. Bà Nguyễn Thị Thơm (buôn Ma Giai, xã Đất Bằng) vui mừng cho biết: Bắt đầu từ cuối tháng 1, hầu hết các giếng đào trong buôn đã bị khô cạn nên người dân gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Thời gian gần đây, nhờ có huyện hỗ trợ đưa nước từ nhà máy nước về mà chúng tôi có nước sạch để sử dụng. Riêng việc tắm giặt, chúng tôi tận dụng nước ở các ao hồ, khe suối được huyện hỗ trợ đào mới đây.  

Theo báo cáo của huyện Krông Pa, tình trạng thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn huyện khá nghiêm trọng, nhất là ở các xã: Đất Bằng, Krông Năng, Chư Ngọc. Tính đến nay, có hơn 14.000 người dân trên địa bàn huyện đang bị thiếu nước sinh hoạt, chiếm trên 20% dân số. Trao đổi với P.V, ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa cho biết: Trước tình trạng thiếu nước sinh hoạt, huyện đã hỗ trợ các xã đào hơn 20 ao chứa nước tại các thôn buôn của xã Đất Bằng; hỗ trợ các bồn chứa để chở nước và lọc nước để lấy nước sinh hoạt cho người người dân các xã Đất Bằng, Krông Năng. Đồng thời, chỉ đạo xã Đất Bằng, Krông Năng tập trung nạo vét, tu sửa các giếng đào để chủ động nguồn nước sinh hoạt, đào ao lấy nước ở các suối cạn để đáp ứng một phần về nước sinh hoạt hàng ngày và nước cho gia súc…

Quang Tấn-Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.