Giá sữa tăng- Người Việt dùng sữa Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tần ngần trước một đại lý sữa, chị Nguyễn Thị Vân- phường Hội Thương- TP. Pleiku (Gia Lai) than thở: Giá sữa thì tăng đều đều mà con tôi thì không thể không uống sữa. Lương thì tăng lắt nhắt mà giá cả cứ leo thang chóng mặt. Vào thời điểm cuối năm như hiện nay, chẳng biết giá còn tăng đến đâu?
Sữa là một trong những mặt hàng thực phẩm quan trọng góp phần trong việc phát triển tầm vóc, trí tuệ cho trẻ. Chính vì vậy, những gia đình có con nhỏ thì không thể không bổ sung loại thực phẩm này. Vậy nên, dù giá sữa có tăng, phụ huynh cũng phải thắt lưng buộc bụng để lo cho con. Việc tăng giá sữa cũng không đồng đều tại các đại lý bán sữa, bởi đa phần các đại lý không niêm yết giá. Người tiêu dùng nếu có thắc mắc về giá sữa thì cũng phải móc hầu bao bởi đại lý đổ lỗi cho hãng sản xuất, hãng lại đổ lỗi do nguyên liệu đầu vào tăng và… tăng giá sữa là điều tất yếu.
Người tiêu dùng phân vân trước mỗi đợt tăng giá sữa. Ảnh: N.N
Người tiêu dùng phân vân trước mỗi đợt tăng giá sữa. Ảnh: N.N
Dạo quanh một vài điểm bán sữa trên địa bàn TP. Pleiku, hầu hết các đại lý đều không niêm yết giá sữa. Người tiêu dùng lâu lâu mới mua một lần thì không nhận thấy sự tăng giá sữa; nhưng đã dùng quen một loại sữa nào đó thì đa số đều nhận thấy rằng mặt hàng sữa đều đều tăng giá. Trong đó các sản phẩm, sữa ngoại là tăng đều đặn nhất. Các loại sữa nội có tăng nhưng không đáng kể. Mỗi lần tăng giá sữa khoảng 5% đến 10%;  và cứ thế chỉ từ đầu năm đến nay giá sữa đã ít nhất có 3 đợt tăng giá như vậy. Theo thống kê chỉ trong vòng 3 năm qua, sữa bột ở thị trường Việt Nam đã tăng đến 16 lần. Các đại lý bán sữa tại tỉnh Gia Lai cũng phải quay theo guồng tăng giá sữa. Nhiều chủ đại lý sữa trên địa bàn TP. Pleiku cho biết, họ cũng không muốn giá sữa cứ tăng liên tục như thế, bởi nhiều người tiêu dùng không hiểu cứ cho rằng các đại lý tự tiện nâng giá sữa. Trên thực tế việc nâng giá là do các hãng sữa đưa ra và người bán chỉ biết thực hiện theo.
Tại TP. Pleiku, giá bán lẻ của mặt hàng sữa hiện nay có nhiều thay đổi. Các loại sữa ngoại như:  Dumex của Pháp, XO của Hàn Quốc, Abbott của Mỹ (với 3 nhãn sữa gồm Similac Eye-Q Plus, Similac Gain Eye-Q Plus và Gain Plus Eye-Q Plus), Anmum nhập khẩu từ New Zealand… đều đồng loạt tăng giá từ 2 tháng trước. Mức tăng từ 15.000 đồng đến 45.000 đồng/hộp tùy loại và trọng lượng. Nhiều hãng sữa khéo léo tăng giá bán thông qua cách thay đổi mẫu mã dù chất lượng thì vẫn thế.
Sữa nội Vinamilk cũng không nằm ngoài quy luật tăng giá. Hiện các mặt hàng sữa của Vinamilk cũng tăng giá từ 500 đồng đến 600 đồng/lít. Tuy nhiên so với các loại sữa ngoại khác thì giá cả của sản phẩm sữa nội Vinamilk vẫn có thể chấp nhận được. Trong đó giá bán lẻ một số loại sữa bột của hãng tại TP. Pleiku (tham khảo tại một số đại lý) như Dielac Pedia 400g dùng cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng giá bán 118.000 đồng/hộp, loại 900g có giá  245.000 đồng/hộp, Dielac Alpha step 1 dành cho trẻ em từ 0 tháng đến 6 tháng tuổi loại 400g có giá 75.000 đồng/hộp,  loại 900g có giá 155.000 đồng/hộp…
Theo Bộ Công thương, sau khi Thông tư 122 về quản lý giá của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1-10-2010, giá cả các mặt hàng sữa trên thị trường ổn định hơn. Tuy nhiên, thực tế giá sữa vẫn chưa kiểm soát được, đặc biệt là tại các đại lý.
Với việc tăng giá liên tục của các hãng sữa nhất là sữa ngoại, người tiêu dùng đã và đang tìm cho mình những giải pháp tối ưu, trong đó rất nhiều người đang tìm về với sữa nội. Tâm lý tiêu dùng hiện nay không còn kiểu cái gì đắt là chất lượng mà còn phụ thuộc vào giá cả và uy tín của sản phẩm đó. Sau vụ sữa nhiễm melamin, nhiều sản phẩm sữa không đạt chỉ tiêu dinh dưỡng đề ra, trong đó có cả một số sản phẩm sữa ngoại, người tiêu dùng càng ngày càng đặt niềm tin  vào hàng Việt nói chung và sữa nội nói riêng.
Anh Trần Anh Vũ- chuyên viên Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Ia Grai cho biết: Lương công chức của tôi chỉ khoảng 2,5 triệu đồng/tháng nên việc “thắt lưng buộc bụng” thời điểm hiện nay là điều cần phải tính toán,  trong đó có cả việc chọn sản phẩm sữa nào cho hai con của mình. Tôi nghĩ chất lượng một số loại sữa nội cũng không kém gì so với các loại sữa ngoại nên tôi vẫn luôn ủng hộ và tin dùng hàng nội.
Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.