Galaxy S10 dùng cảm biến siêu âm, nhận vân tay dưới màn hình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công nghệ nhận biết dấu vân tay bằng siêu âm đắt đỏ và được đánh giá cao hơn nhiều so với cảm biến vân tay truyền thống.
 

 

Galaxy Note 9 đang đứng trước những đồn đoán về việc có thể gập đôi được màn hình. Mặc dù vậy, công nghệ cảm biến dấu vân tay dưới màn hình sẽ khó có thể xuất hiện trên chiếc Galaxy Note 9. Thay vào đó, công nghệ nhận dạng sinh trắc học này sẽ được rời thời điểm xuất hiện cho đến ngày công bố chiếc Galaxy S10.

Do là các thiết bị quang học, công nghệ cảm biến dấu vân tay dưới màn hình hiện chỉ có thể làm việc với màn hình OLED. Tuy nhiên, Samsung dường như đang phát triển một công nghệ hoàn toàn mới, cho phép nhận biết dấu vân tay của người dùng thông qua sóng siêu âm.

Ưu điểm của công nghệ mới nằm ở việc khả năng ghi lại thông số sinh trắc học dưới dạng 3D thay vì chỉ 2D như thông thường. Tất nhiên, giá thành để sản xuất những bộ cảm biến như vậy cũng cao hơn hẳn. Quan trọng hơn, công nghệ này cần có thời gian để kiểm chứng về độ tin cậy.

Qualcomm từng hứa hẹn sẽ cho ra mắt công nghệ siêu âm của mình. Thế nhưng những thiết bị như vậy vẫn chưa từng được đưa vào sản xuất.

Tuấn Nghĩa/vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

(GLO)- Ngày 25-4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội thảo giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến.
Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.