Đưa giống mới vào sản xuất vụ mùa ở Đak Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Xác định tình hình thời tiết năm nay biến đổi thất thường, để đảm bảo cho vụ mùa đạt hiệu quả cao, hạn chế thiệt hại như vụ Đông Xuân, huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã chỉ đạo các địa phương tập trung mọi nguồn lực, mọi biện pháp nhằm hỗ trợ cho nông dân sản xuất thành công vụ mùa 2011.
Ảnh: Lê Nam
Ảnh: Lê Nam
Đến thời điểm này, đã có mưa đều trên địa bàn huyện phần nào giải được “cơn khát” cho những diện tích cây công nghiệp dài ngày và tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuẩn bị đất sản xuất vụ mùa. Theo kế hoạch vụ mùa 2011 toàn huyện Đak Đoa sẽ gieo trồng hơn 10.752 ha cây trồng các loại.
Chủ trương của huyện trong vụ mùa là tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi giống cây trồng. Trước mắt, huyện đưa vào những giống lúa năng suất cao, thay cho những giống lúa địa phương năng suất thấp. Qua đó giúp nông dân tăng năng suất lúa từ 2 tấn đến 2,5 tấn/ha, thời gian canh tác được rút ngắn. Phối hợp với Công ty cổ phần Phát triển Miền núi cấp phát không thu tiền cho các đối tượng già làng, trưởng thôn khó khăn, hộ chính sách 156.745 kg phân bón, 8.029 kg giống lúa; cấp 36.809 kg giống lúa DDV108, HT1 và 1.000 kg bắp giống cho các hộ dân bị thiệt hại do nắng hạn trong vụ Đông Xuân vừa qua.
Ông Nguyễn Văn Trung- Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa cho hay: Nét mới trong vụ mùa 2011 trên địa bàn huyện là ngoài việc đưa vào trồng đại trà các giống lúa năng suất chất lượng cao đã đưa vào gieo trồng trong các vụ trước phù hợp với điều kiện địa phương thì huyện đang đẩy mạnh mở rộng khai hoang thêm hơn 40 ha lúa nước tại các xã: Đak Sơ Mei, Hnol, Ia Pết, Hà Bầu, Kon Gang và Kdang, tận dụng hết diện tích hiện có để góp phần tăng nguồn thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Do giá hồ tiêu năm nay khá cao nên diện tích hồ tiêu trồng mới ở địa phương tăng hơn 100 ha (khoảng 40% diện tích trồng mới, còn lại được chuyển từ diện tích cà phê hiệu quả thấp sang trồng hồ tiêu). Tiếp tục hỗ trợ cho một số hộ nông dân xã Hà Đông giống cây cao su, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân và mở rộng thêm 40 ha (nâng tổng số lên 75 ha) cao su trên địa bàn xã trong năm nay. Triển khai trồng khoai lang trên chân ruộng cạn với quy mô 10 ha tại 2 xã Glar và A Dơk… Đồng thời, hướng dẫn người dân gieo trồng đúng lịch thời vụ, tâp trung để dễ quản lý, hạn chế sâu bệnh. 
Hy vọng với sự mạnh dạn đầu tư, đưa giống mới vào trồng đại trà trong sản xuất vụ mùa 2011 phần nào giúp cho nông dân tăng năng suất để bù lại phần thiệt hại trong vụ Đông Xuân vừa qua, có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

(GLO)- Thường trực Chính phủ yêu cầu trong quá trình xây dựng nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn cần nghiên cứu các quy định về cơ chế giá, phí truyền tải và các chi phí phát sinh khác.