Độc đáo đồ thủ công mỹ nghệ làm từ vỏ ốc rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với bàn tay khéo léo, anh Y Byôn (23 tuổi, buôn Chư Plah Jai, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã biến những chiếc vỏ ốc rừng thành món đồ thủ công mỹ nghệ độc đáo được nhiều người yêu thích.

Sinh ra từ làng, chàng trai Y Byôn đã quen với những chuyến đi rừng bẻ măng, hái nấm. Mỗi lần như thế, anh thường mang về những con ốc hương rừng đẹp mắt để làm vật trang trí trong nhà.

Tình cờ một lần, anh đăng hình vỏ ốc lên mạng xã hội, nhiều người ngỏ ý muốn mua. Từ đó, anh nảy sinh ý tưởng biến những chiếc vỏ ốc thành đồ thủ công mỹ nghệ để bán cho mọi người.

Những con ốc hương rừng qua bàn tay khéo léo của anh Y Byôn trở thành vật trưng bày đẹp mắt (ảnh nhân vật cung cấp).

Những con ốc hương rừng qua bàn tay khéo léo của anh Y Byôn trở thành vật trưng bày đẹp mắt (ảnh nhân vật cung cấp).

Anh Y Byôn chia sẻ: Cách đây 2 năm, anh lên mạng internet tìm hiểu cách chế tác vỏ ốc thành đồ thủ công mỹ nghệ. Theo đó, việc tạo ra một sản phẩm ốc mỹ nghệ phải trải qua nhiều công đoạn. Sau khi đi nhặt ốc về, anh rửa sạch rồi gói chúng lại trong bì bóng, bỏ vào tủ đông 1-2 ngày. Vỏ ốc sau khi lấy ruột được rửa sạch, phơi khô trong nhà để giữ màu sắc tự nhiên.

Tất cả các công đoạn đều phải làm rất cẩn thận và kiên trì. Nếu luộc hay hấp ốc để lấy ruột cho dễ thì chỉ sau vài ngày, màu sắc trên vỏ ốc sẽ biến đổi, bong tróc. Tương tự như vậy, khi phơi dưới ánh nắng mặt trời, vỏ ốc cũng bị mất màu.

Cũng theo anh Y Byôn, nếu như các sản phẩm mỹ nghệ làm từ vỏ ốc biển có nguồn nguyên liệu rất dồi dào thì ốc hương rừng không hề dễ kiếm. Đây là loài ốc cạn, bám và ăn rong rêu trên thân cây rừng, màu sắc thay đổi theo mùa.

Vào mùa khô, ốc ngủ trong các hang hốc xung quanh gốc cây nên rất khó phát hiện. Chỉ khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, ốc hương rừng mới bò ra khỏi hang đi kiếm ăn. Vào đầu mùa mưa, ốc chỉ có 2 màu đen, trắng. Giữa mùa mưa, sau khi sinh sản, ốc lên màu rất đẹp với đủ màu sắc khác nhau, có nhiều con khoác lên mình chiếc vỏ bảy sắc cầu vồng. Tuy mùa mưa là thời điểm thích hợp nhất để “săn” ốc nhưng kèm theo đó là nhiều rủi ro.

“Nhiều lần trèo cây bắt ốc, mình bị trượt ngã, ốc thì bị vỡ hết. Nguồn nguyên liệu khan hiếm nên giá trị sản phẩm mỹ nghệ làm từ vỏ ốc hương rừng cao hơn các sản phẩm làm từ ốc biển”-anh Y Byôn lý giải.

Huyện Đoàn Phú Thiện cùng Đoàn xã Ia Hiao tham quan mô hình phát triển kinh tế của anh Byôn. Ảnh: Vũ Chi

Huyện Đoàn Phú Thiện cùng Đoàn xã Ia Hiao tham quan mô hình phát triển kinh tế của anh Byôn. Ảnh: Vũ Chi

Hiện tại, sản phẩm mỹ nghệ làm từ vỏ ốc của anh Y Byôn mới chỉ dừng lại ở dạng thủ công và được khách hàng đặt mua qua mạng xã hội. Mỗi hộp có 15-20 vỏ ốc với giá bán 300-400 ngàn đồng. Ngoài ra, anh làm thêm móc khóa từ vỏ ốc để bán cho các cửa hàng đồ lưu niệm. Mỗi tháng, anh Y Byôn thu trên chục triệu đồng từ sản phẩm độc đáo của mình.

Chia sẻ về đam mê công việc, anh Y Byôn cho biết: Hiện nay, nhu cầu trên thị trường về sản phẩm mỹ nghệ làm từ vỏ ốc hương rừng rất lớn. Nhiều khi hàng không đủ giao cho khách, anh phải huy động anh em trong gia đình vào rừng tìm ốc. Tuy nhiên, đường rừng xa, khó đi, công việc không hề dễ dàng.

Bên cạnh đó, do không qua trường lớp đào tạo nên sản phẩm của anh còn hạn chế về kỹ thuật, mỹ thuật. “Tôi dự kiến dành thời gian tìm tòi, học hỏi để chế tác những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao hơn từ vỏ ốc như: chuông gió, tạo hình đồ vật, con vật... Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn thanh niên trong xã cùng tham gia; qua đó tạo việc làm, tăng thu nhập, giúp cải thiện cuộc sống”-anh Y Byôn kỳ vọng.

Chị Lường Thị Thuyên-Bí thư Đoàn xã Ia Hiao-cho hay: Qua bàn tay khéo léo của anh Y Byôn, những con ốc hương rừng thô sơ đã trở thành món quà có giá trị. Màu sắc tự nhiên của vỏ ốc là yếu tố kích thích sự tò mò, thích thú của nhiều người. Hy vọng anh Y Byôn sẽ tiếp tục đầu tư thời gian, công sức để cho ra mắt những sản phẩm có kỹ thuật, mỹ thuật cao từ vỏ ốc hương rừng, góp phần làm phong phú thêm mặt hàng lưu niệm phục vụ du lịch.

Có thể bạn quan tâm

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

(GLO)- Tận dụng lợi thế công nghệ 4.0, nhiều chị em phụ nữ ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tự tin khởi nghiệp bằng những mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

(GLO)- Mới đây, nhiều người không khỏi bất ngờ trước thông tin Trường Đại học Y Hà Nội công bố danh sách thí sinh được tuyển thẳng, trong đó có 19 học sinh giỏi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý vào ngành Tâm lý học. Việc thí sinh khối C được tuyển vào học ngành Y tế là điều chưa từng có trước đây.
Chủ doanh nghiệp có tấm lòng nhân hậu

Chủ doanh nghiệp có tấm lòng nhân hậu

(GLO)- Không chỉ có nhiều đóng góp cho phong trào chạy bộ ở Gia Lai, anh Nguyễn Thanh Tâm-Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp sự kiện và Thể thao Tâm Nguyễn (210 Nguyễn Viết Xuân, TP. Pleiku) còn được mọi người biết đến bởi tấm lòng nhân hậu.
Cử nhân về quê nuôi dê

Cử nhân về quê nuôi dê

Tốt nghiệp cử nhân đại học, chàng trai người dân tộc Khơ Mú Moong Bá Nghĩa quyết định rời thủ đô, trở về quê ở Nghệ An dựa vào núi rừng lập nghiệp.
Người trẻ đam mê "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống

Người trẻ đam mê "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống

(GLO)- Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, không ít nhạc cụ truyền thống của dân tộc có lúc đứng trước nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, ở xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn có những người trẻ đam mê chế tác, "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống và lan tỏa đến cộng đồng.
Khởi nghiệp không như là mơ

Khởi nghiệp không như là mơ

Bên cạnh không ít người trẻ khởi nghiệp thành công thì cũng có khá nhiều trường hợp thất bại. Đâu là những lý do khiến nhiều người phải sớm rời khỏi thương trường?