Điều kiện và cách tính trợ cấp thôi việc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm (đủ 12 tháng). Trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 - 6 tháng được tính bằng 1/2 năm, từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc
Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải trả cho người lao động (NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ).
Điều kiện hưởng
Theo quy định tại khoản 1, điều 48 Bộ Luật Lao động 2012, NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc khi đáp ứng đủ các điều kiện.
Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên Ảnh: Hoàng Triều
Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên Ảnh: Hoàng Triều
Chấm dứt HĐLĐ thuộc một trong các trường hợp: Hết hạn HĐLĐ; Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ; Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ; NLĐ bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án; NLĐ chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; NSDLĐ là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ; NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ; cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. Lưu ý, không trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ là cán bộ Công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ Công đoàn mà hết hạn HĐLĐ được gia hạn hợp đồng đến hết nhiệm kỳ; NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu; NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải.
Cách tính
Cũng theo Điều luật này, tiền trợ cấp thôi việc được trả cho NLĐ theo nguyên tắc: Cứ mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Cụ thể, tiền trợ cấp thôi việc bằng (=) 1/2 nhân (x) tiền lương để tính trợ cấp thôi việc nhân (x) thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc.
Trong đó, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc (theo khoản 1, điều 8 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ). Bao gồm: Mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do NSDLĐ xây dựng. Đối với người hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương này tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán. Phụ cấp lương (khoản phụ cấp để bù đắp yếu tố điều kiện lao động, tính phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa tính đến hoặc tính chưa đầy đủ). Các khoản bổ sung khác.
Tiền trợ cấp thôi việc được trả cho người lao động theo nguyên tắc cứ mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa tháng tiền lương
Tiền trợ cấp thôi việc được trả cho người lao động theo nguyên tắc cứ mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa tháng tiền lương
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc (theo khoản 5, điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP).
- Thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ gồm: Thời gian làm việc thực tế theo HĐLĐ; Thời gian được NSDLĐ cử đi học; Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản; Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được NSDLĐ trả lương; Thời gian nghỉ hàng tuần; Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương; Thời gian nghỉ việc để hoạt động Công đoàn; Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công mà được NSDLĐ trả lương; Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của NLĐ; Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
- Thời gian NLĐ đã tham gia BHTN gồm: Thời gian NSDLĐ đã đóng BHTN; Thời gian được tính là thời gian đã đóng BHTN; Thời gian NSDLĐ đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN.
Lưu ý, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm (đủ 12 tháng). Trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 - 6 tháng được tính bằng 1/2 năm, từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.
H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

(GLO)- Việc Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang (tỉnh Gia Lai) phân công các cơ quan, đơn vị của huyện kết nghĩa với làng vùng khó và phụ trách, hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong cuộc sống đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Chung cư Lê Lợi (TP. Pleiku)-một khu nhà ở xã hội lâu năm của Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

7 nhóm cá nhân được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

(GLO)- Sở Xây dựng Gia Lai vừa có Công văn số 853/SXD-QLN gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư dự án bất động sản về việc xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân...
Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

(GLO)- Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ 6 (phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), ông Phạm Quang Dừa đã nỗ lực cùng tập thể tổ dân phố triển khai hiệu quả các mặt công tác, xây dựng địa bàn khu dân cư ngày càng ổn định và phát triển.
Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.