Ngày 2-1, Bộ Y tế Thụy Điển xác nhận trường hợp tử vong đầu tiên vì nhiễm cúm heo ở Helsingborg, miền nam Thụy Điển, là một bé trai 7 tuổi nhiễm virut cúm A(H1N1).
Bé trai trên là một trong ba bệnh nhân nhiễm cúm heo đang được điều trị ở các bệnh viện riêng biệt tại vùng Scania. Tính đến nay đã có 65 người Thụy Điển nhiễm virut cúm A(H1N1).
Trong khi đó, dịch cúm đang bùng phát ở Anh và trở thành “dịch bệnh của trẻ em” khi con số ghi nhận mới đây cho thấy số trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm cúm ở nước này tăng gấp đôi trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới vừa qua. Cứ 100.000 trẻ thì có 184 em nhiễm cúm. Giới chuyên gia đánh giá trong vòng một tuần hay mười ngày tới số ca nhiễm cúm ở Anh sẽ tăng chóng mặt do virut lan nhanh khi trường học và công sở bắt đầu mở cửa lại.
Số trẻ em nhiễm cúm tăng cao khiến chính quyền London bị chỉ trích mạnh về việc chậm trễ phát động quảng bá tiêm phòng văcxin cúm theo mùa ở nước này. Báo The Guardian cho rằng trẻ em và phụ nữ mang thai đã không được chú trọng trong khi đây là những nhóm có nguy cơ nhiễm cúm cao. Chỉ 23% trẻ dưới 5 tuổi khỏe mạnh được tiêm văcxin miễn phí. Hiện nhiều bệnh viện ở Anh phải hủy bỏ những ca phẫu thuật chưa khẩn cấp để dành giường trống tiếp nhận bệnh nhân cúm.
Cùng ngày, Hãng tin Yonhap cho biết dịch lở mồm long móng đang diễn biến nghiêm trọng và cúm gia cầm cũng đang bùng phát trở lại ở Hàn Quốc. Bộ Nông- lâm- ngư nghiệp và thực phẩm Hàn Quốc ghi nhận đã có bảy trường hợp lở mồm long móng ở các nông trại gia súc và chăn nuôi heo tại năm thành phố của nước này, trong đó có thủ đô Seoul, nâng tổng số ca nhiễm bệnh này lên 74 trường hợp từ ngày 29-11-2010 đến nay.
Hơn 660.000 gia súc đã và sẽ bị tiêu hủy do dịch bệnh tồi tệ nhất này đang lan rộng tại Hàn Quốc, ước tính thiệt hại kinh tế lên đến 350 triệu USD. Chính phủ Hàn Quốc đang tăng cường tiêm văcxin chống bệnh lở mồm long móng cho 450.000 gia súc để khống chế dịch bệnh và tránh làm tổn thất cho ngành xuất khẩu thịt gia súc, do các nhà nhập khẩu nước ngoài có thể ngưng hợp đồng nếu dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.
Trong trận dịch hồi tháng 1 và tháng 4-2009 đã có 50.000 gia súc bị tiêu hủy và con số này trong năm 2002 là 160.000 con. Khoảng 40.000 binh sĩ đã được điều động đến các khu vực có ổ dịch để kiềm chế dịch bệnh lây lan.
Đồng thời, ngành y tế của nước này cũng đang chật vật đối phó với dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh. Hôm 31-12-2010, Hàn Quốc đã xác nhận đợt dịch cúm gia cầm đầu tiên bùng phát ở nước này kể từ tháng 4-2008 đến nay và hơn 100.000 gia cầm bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lan rộng.
Trong khi đó Sri Lanka cũng báo động vì dịch cúm A(H1N1) đang bùng phát ở đây với hơn 300 người mắc bệnh, trong đó trẻ em chiếm đa số.
Bé trai trên là một trong ba bệnh nhân nhiễm cúm heo đang được điều trị ở các bệnh viện riêng biệt tại vùng Scania. Tính đến nay đã có 65 người Thụy Điển nhiễm virut cúm A(H1N1).
Nhân viên kiểm dịch bắt chim hoang dã trên một hồ ở Seoul (Hàn Quốc) để kiểm tra |
Số trẻ em nhiễm cúm tăng cao khiến chính quyền London bị chỉ trích mạnh về việc chậm trễ phát động quảng bá tiêm phòng văcxin cúm theo mùa ở nước này. Báo The Guardian cho rằng trẻ em và phụ nữ mang thai đã không được chú trọng trong khi đây là những nhóm có nguy cơ nhiễm cúm cao. Chỉ 23% trẻ dưới 5 tuổi khỏe mạnh được tiêm văcxin miễn phí. Hiện nhiều bệnh viện ở Anh phải hủy bỏ những ca phẫu thuật chưa khẩn cấp để dành giường trống tiếp nhận bệnh nhân cúm.
Cùng ngày, Hãng tin Yonhap cho biết dịch lở mồm long móng đang diễn biến nghiêm trọng và cúm gia cầm cũng đang bùng phát trở lại ở Hàn Quốc. Bộ Nông- lâm- ngư nghiệp và thực phẩm Hàn Quốc ghi nhận đã có bảy trường hợp lở mồm long móng ở các nông trại gia súc và chăn nuôi heo tại năm thành phố của nước này, trong đó có thủ đô Seoul, nâng tổng số ca nhiễm bệnh này lên 74 trường hợp từ ngày 29-11-2010 đến nay.
Hơn 660.000 gia súc đã và sẽ bị tiêu hủy do dịch bệnh tồi tệ nhất này đang lan rộng tại Hàn Quốc, ước tính thiệt hại kinh tế lên đến 350 triệu USD. Chính phủ Hàn Quốc đang tăng cường tiêm văcxin chống bệnh lở mồm long móng cho 450.000 gia súc để khống chế dịch bệnh và tránh làm tổn thất cho ngành xuất khẩu thịt gia súc, do các nhà nhập khẩu nước ngoài có thể ngưng hợp đồng nếu dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.
Trong trận dịch hồi tháng 1 và tháng 4-2009 đã có 50.000 gia súc bị tiêu hủy và con số này trong năm 2002 là 160.000 con. Khoảng 40.000 binh sĩ đã được điều động đến các khu vực có ổ dịch để kiềm chế dịch bệnh lây lan.
Đồng thời, ngành y tế của nước này cũng đang chật vật đối phó với dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh. Hôm 31-12-2010, Hàn Quốc đã xác nhận đợt dịch cúm gia cầm đầu tiên bùng phát ở nước này kể từ tháng 4-2008 đến nay và hơn 100.000 gia cầm bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lan rộng.
Trong khi đó Sri Lanka cũng báo động vì dịch cúm A(H1N1) đang bùng phát ở đây với hơn 300 người mắc bệnh, trong đó trẻ em chiếm đa số.
Theo Tuoitre