Cô giáo Công nghệ dạy học sinh kiếm tiền từ chuối xanh, rơm rạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những sản phẩm nông nghiệp rẻ như cho khi vào vụ như khoai lang, chuối xanh, hay rơm rạ đã được cô Hà biến thành những hàng hóa hái ra tiền.

 Cô giáo Phùng Thị Hà, trường THPT Yên Lãng, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Cô giáo Phùng Thị Hà, trường THPT Yên Lãng, huyện Mê Linh, Hà Nội.



Cô giáo Phùng Thị Hà - giáo viên giảng dạy môn Công nghệ - trường THPT Yên Lãng, huyện Mê Linh, Hà Nội đã vượt qua nhiều giáo viên khác lọt vào danh sách 100 cá nhân tiêu biểu nhận giải thưởng  “Nhà giáo tâm huyết sáng tạo” năm học 2016-2017.

Đây là sự công nhận, vinh danh, tuyên dương những sáng tạo của cô giáo sinh năm 1983 trong việc đưa kiến thức vào áp dụng thực tế, giúp học sinh có những bước đầu làm quen với công việc kinh doanh, khởi nghiệp.

Trong suốt 13 năm đứng trên bục giảng, cô luôn quan niệm rằng cốt lõi cuối cùng, sâu xa nhất của việc học chính là biến những tri thức thành ứng dụng để cải tạo cuộc sống của mình và những người xung quanh. Với suy nghĩ đó, cô Phùng Thị Hà đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo đưa những kiến thức tưởng chừng khô khan của môn Công nghệ áp dụng vào thực tế đời sống khiến học sinh thích thú, mê mẩn.

“Bộ môn Công nghệ có 3 phần là Trồng trọt, Chăn nuôi và Tạo lập doanh nghiệp. Tôi đã tìm cách xâu chuỗi các phần của bộ môn lại với nhau để ứng dụng vào thực tế, giúp học sinh định hướng các phương án kinh doanh cho gia đình từ việc tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp đến tất cả những gì địa phương có để xây dựng quy trình chê biến sản phẩm, các em làm quen với kinh doanh sau khi được hướng dẫn cách bán hàng rất hiệu quả”, cô Hà hào hứng chia sẻ.

Tưởng chừng những điều này có vẻ mơ hồ, nhưng cô giáo 8x đã khiến mọi thứ trở nên đơn giản hơn khi cho học sinh bắt đầu từ chính những điều gần gũi xung quanh mình như thu gom chuối, khoai lang khi đang vào mùa, giá thành rẻ, thậm chí được cho không để chế biến thành những món ăn vặt như khoai lang lắc, khoai lang kén, chuối khô. Học sinh được cô Hà hướng dẫn làm sản phẩm theo từng quy trình và bán ra thị trường, số tiền thu về được gộp vào quỹ lớp.

Trường THPT Yên Lãng, nằm ở ngoại thành Hà Nội. Nơi đây có đa số học sinh xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp. Những năm gần đây, khi rơm rạ không còn được dùng làm chất đun phục vụ đời sống, sau mỗi vụ mùa, cánh đồng làng lại nghi ngút khói từ các ruộng rơm rạ bị đốt cháy. Để ngăn chặn tình trạng này, cô Hà cho rằng cần nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc đốt rơm rạ, đồng thời đưa ra các phương án hữu ích trong việc tái sử dụng rơm rạ làm thức ăn cho bò, phân bón, làm chổi, chất độn và đặc biệt là trồng nấm rơm.

Qua làm thử nghiệm, cô Hà nhận thấy sản phẩm nấm cho năng suất cao, không chỉ dùng để ăn, mà còn có thể đem bán. Như vậy, với phương pháp này, không những xử lý được phế phẩm nông nghiệp mà còn tạo ra các sản phẩm tăng thu nhập, bảo vệ môi trường…

Sau thí nghiệm của bản thân, cô Hà đã trực tiếp hướng dẫn để học sinh cùng tham gia thực hiện. Không chỉ hướng dẫn học sinh làm ra sản phẩm, mà cô còn hỗ trợ các em trong việc tiêu thụ các sản phẩm trên thị trường. Không ít các phụ huynh học sinh sau khi chứng kiến con em thực hành cũng đã từng bước mày mò trồng nấm rơm thành công, giúp cải thiện cuộc sống gia đình.

“Các em cùng trải nghiệm và số tiền thu về có thể chỉ 300-400 nghìn đồng cho mỗi đợt bán hàng nhỏ, nhưng cái được là kiến thức, tư duy kinh doanh. Ở một số lớp, tôi định hướng cho các em thành lập “Hội kinh doanh nhỏ”, số tiền lãi thu được sẽ đưa vào quỹ lớp để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Việc này được các em hưởng ứng rất nhiệt tình vì vừa để gây quỹ vừa để thực hành kiến thức có hiệu quả”, cô Hà kể.

Thông qua quá trình cùng học sinh sản xuất, bán sản phẩm làm ra, cô Hà hiểu hơn về thế mạnh của từng em. “Có em rất đam mê với công việc chế biến, sản xuất, lại có em rất thích việc bán hàng, phân phối sản phẩm… Từ đó, tôi có thể định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho các em tốt hơn”, cô Hà chia sẻ.

Sẽ không còn môn chính – môn phụ nếu  nỗ lực

Trong suy nghĩ của không ít người xưa nay vẫn thường coi môn Công nghệ là môn phụ, không quan trọng. Sự thờ ơ của học sinh với môn học này là điều có thật ở nhiều trường. Nhưng điều đó dường như chưa từng xảy ra với các lớp do cô Phùng Thị Hà giảng dạy.


 

Cô Hà (áo đỏ) hướng dẫn học sinh trong tiết học thực hành.
Cô Hà (áo đỏ) hướng dẫn học sinh trong tiết học thực hành.


“Thành quả tuyệt vời nhất của giáo dục là các em biết cách ứng dụng kiến thức, từ đó cải tạo và làm chủ cuộc sống, chứ không đơn thuần chỉ nói lý thuyết.

Mỗi môn học đều có những thế mạnh, khía cạnh riêng và cần phải giáo dục cho các học sinh một cách toàn diện. Kể cả các môn vốn được coi là phụ vẫn có thể sáng tạo được, thậm chí là sáng tạo rất nhiều.

Khi tôi làm những điều này, học sinh thực sự rất tập trung chứ không hề có tâm lý coi là môn phụ. Tôi nghĩ, nếu các giáo viên nỗ lực thì cũng chẳng có giới hạn là môn phụ - môn chính nữa”, cô Hà chia sẻ.

Cũng vì thế, cô Hà mong muốn ở các bộ môn khác ngoài kiến thức sách vở thì giáo viên cũng cần trang bị cho học sinh cách giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Bao nhiêu năm đứng trên bục giảng là bấy nhiêu năm cô đã dành cả tuổi thanh xuân, trí tuệ và tình yêu của mình để chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học trò.

Khi được hỏi về những trăn trở trước yêu cầu đổi mới giáo dục, câu trả lời của cô Hà là: “Tôi nghĩ dù có đổi mới ra sao đi chăng nữa cũng không đáng ngại, nếu mình đam mê và nhiệt tình trong công việc rồi cũng sẽ làm được”.

Cô Hà luôn tâm niệm thước đo công sức, tâm huyết, sáng tạo của người thầy chính là sự trưởng thành của các học sinh. Trong tiết sinh hoạt lớp, cô hạn chế thấp nhất việc kiểm điểm, phê bình học sinh, thay vào đó là thường xuyên biểu dương khen thưởng kịp thời các em dù là những tiến bộ nhỏ nhất, thành lập các nhóm học sinh giúp đỡ nhau…, từ đó tạo động lực để các em chăm ngoan hơn.

Với nỗ lực không mệt mỏi, cô Hà đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như: giải Nhất giáo viên dạy giỏi, giải Nhì đồ dùng dạy học tự làm, giải Khuyến khích giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp thành phố và nhiều năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Nguyễn Trang (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng quang vinh-Mừng Xuân đổi mới” của tuổi trẻ Công an Gia Lai

Chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng quang vinh-Mừng Xuân đổi mới” của tuổi trẻ Công an Gia Lai

(GLO)- Tối 19-1, tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Thành Đoàn Pleiku phối hợp cùng Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng quang vinh-Mừng Xuân đổi mới”. Chương trình thu hút hơn 500 đoàn viên, thanh niên cùng người dân đến xem và cổ vũ.

Gia Lai: Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Gia đình và phòng- chống bạo lực gia đình

Gia Lai: Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Gia đình và phòng- chống bạo lực gia đình

(GLO)- Ngày 17-1-2025, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai có kế hoạch số 07 /KH-SVHTTDL về việc tổ chức Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng”.

Tỉnh Đoàn-Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai tuyên dương cầu thủ Châu Ngọc Quang và Trần Trung Kiên

Tỉnh Đoàn-Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai tuyên dương cầu thủ Châu Ngọc Quang và Trần Trung Kiên

(GLO)- Chiều 18-1, anh Đỗ Đức Thanh-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai đã gặp mặt, tuyên dương và tặng bằng khen cho 2 cầu thủ: Châu Ngọc Quang và Trần Trung Kiên có nhiều đóng góp vào chức vô địch ASEAN Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam.

Nấu 200 suất ăn miễn phí cho thiếu nhi làng Têng 2

Nấu 200 suất ăn miễn phí cho thiếu nhi làng Têng 2

(GLO)- Ngày 18-1, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku phối hợp với Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Trường Đại học Việt Đức tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng quang vinh-Mừng Xuân đổi mới” và chương trình “Xuân yêu thương-Tết đong đầy” tại làng Têng 2 (xã Biển Hồ, TP. Pleiku).

Hơn 150 đoàn viên, thanh niên dọn vệ sinh Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Gia Lai

Hơn 150 đoàn viên, thanh niên dọn vệ sinh Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 18-1, hơn 150 đoàn viên, thanh niên đến từ các tổ chức Đoàn trực thuộc Đoàn Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai phối hợp cùng các tổ chức Đoàn trực thuộc Đoàn Thanh niên Công an tỉnh đã ra quân dọn vệ sinh tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Phía sau ánh hào quang của những cô gái 'vàng'

Phía sau ánh hào quang của những cô gái 'vàng'

Lô Thị Ngọc Thúy và Nguyễn Thiên Ngân với hai hành trình khác nhau, nhưng cùng chung một điểm chạm đó là đang sống trọn vẹn với đam mê. Ngọc Thúy - nghệ sĩ xiếc người Nùng, đã hy sinh tuổi trẻ, vượt qua chấn thương để theo đuổi những màn biểu diễn ngoạn mục.

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.