Chuyện về quê-hương-dã-quỳ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi không biết điều gì đã dắt tay tôi trở lại Pleiku? Có phải bởi màu vàng rực rỡ của dã quỳ? Thành phố này là nơi tôi không được sinh ra và cũng không phải là nơi tôi đã trải qua phần lớn tuổi trưởng thành của mình. Nhưng đó lại là thành phố gìn giữ cho tôi nhiều kỷ niệm nhất.
1. Pleiku trong tôi thời gian đó giống như một quê hương của dã quỳ. Những sườn đồi bị dã quỳ xâm chiếm, chế ngự đã làm tê liệt tâm hồn tôi, ngay từ lần gặp gỡ thứ nhất. Tôi nhớ, mùa thu cuối thập niên 60 thế kỷ trước, tôi tình nguyện chọn Pleiku cho một chuyến công tác kéo dài 10 ngày. Mục đích chính của tôi là muốn được gặp bạn Kim Tuấn, tác giả của những bài thơ sớm trở thành niềm thân thiết của biết bao nhiêu thính giả thời đó như “Những bước chân âm thầm” hay “Anh cho em mùa xuân”. Cả 2 bài thơ sớm trở thành ca khúc này đều thấp thoáng chân dung quê-hương-dã-quỳ với: “Anh cho em mùa xuân/Nụ hoa vàng mới nở/Chiều đông nào nhung nhớ/Đường lao xao lá đầy/Chân bước mòn vỉa phố/Mắt buồn vin ngọn cây…” (Nguyễn Hiền phổ nhạc).
 Từ phải sang: Nhà thơ Du Tử Lê và nhà thơ Kim Tuấn lúc sinh thời (ảnh do nhân vật cung cấp).
Từ phải sang: Nhà thơ Du Tử Lê và nhà thơ Kim Tuấn lúc sinh thời (ảnh do nhân vật cung cấp).
Tôi biết, có người đã đổi 3 chữ “Nụ hoa vàng” thành “Nụ hoa quỳ”. Khi được hỏi, bạn tôi chẳng những không phật lòng mà còn xác nhận: “Đúng! Dùng 3 chữ  “nụ hoa quỳ” mới đúng ý. Nhưng khi viết bài thơ đó tôi chỉ chọn màu vàng tiêu biểu mà không dùng chữ “hoa quỳ”, vì sợ nhiều người không biết “hoa quỳ”-một thứ hoa dại là hoa gì nên có thể họ càng không biết tới màu vàng vương giả của nó”. 
Cũng vậy, khi viết bài thơ sau này trở thành ca khúc “Những bước chân âm thầm” (nhạc Y Vân), nhà thơ Kim Tuấn đã ghi lại nét tiêu biểu của Pleiku thời ông theo gia đình về Pleiku lập nghiệp. Thuở ấy, Pleiku được bao bọc bởi những rừng thông bạt ngàn. Ngay trong thành phố, thông rừng cũng chen chân, kề vai, chia sẻ cái hoang sơ của Pleiku mà sớm mai là sương mù; nắng lên là cả một bầu trời mây trắng, như tuyết rải trên ngọn, đỉnh những rặng thông không ai biết tuổi… Vì thế, ngay ở khổ thơ mở đầu, ông đã viết: “Từng bước từng bước thầm/Hoa vông rừng tuyết trắng/Rặng thông già lặng câm/Em yêu vì xa vắng?/Cho trời mây ướp buồn”.
Và mưa cùng với cái rét gần như quanh năm của núi rừng nên thi sĩ họ Vĩnh gốc hoàng tộc (Kim Tuấn tên thật là Vĩnh Khuê, là hậu duệ 5 đời của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm) mới lặp lại những bước chân không âm vang (thi nhãn của bài thơ) và thời tiết “căm căm cô đơn, lạnh tanh kỷ niệm” như một thứ “đặc sản” của quê hương dã quỳ này: “Từng bước từng bước thầm/Mưa giữa mùa tháng năm/Tay đan sầu kỷ niệm/Gió rét về lạnh căm/Từng bước chân âm thầm…”.
Đã hơn 40 năm kể từ ngày nhà thơ của chúng ta rời xa dã quỳ, xa rừng thông về định cư Sài Gòn. Cũng đã 15 năm kể từ ngày ông vĩnh viễn chia tay nhân thế, chưa một lần trở lại Pleiku. Không biết ông có hay rằng những “nụ hoa vàng mới nở” và những “rặng thông già lặng câm”-linh hồn của thơ ông, những thứ đã trở nên thân thiết biết bao với người yêu thơ (trong đó có tôi)-bây giờ đã phải nhường chỗ cho những tòa cao ốc lộng lẫy; những con đường thênh thang, rộng như những đoạn xa lộ ngắn…
Cũng là thơ Kim Tuấn, bài “Những điều ghi được trong giấc ngủ” được nhạc sĩ Phạm Duy soạn thành ca khúc với nhan đề mới là “Khi tôi về”, bối cảnh vẫn là quê hương dã quỳ, đến bây giờ vẫn còn được nhiều người nhớ...  
2. Mỗi lần có dịp trở về nơi tôi gọi là “quê hương dã quỳ” là một lần tôi thấy rất rõ, những “rặng thông già” chẳng những không còn cơ hội “lặng câm” mà đã biến mất. Chúng chỉ còn hiện diện như một thứ cây cảnh, điểm xuyết cho cái không gian Pleiku mở rộng không giới hạn. Và, những vai đồi dành riêng cho “nụ hoa vàng mới nở” của bạn tôi, cũng chỉ còn có mặt một cách khiêm tốn.
Tôi không nhớ bao lần, nhất là những đêm gần đây, tôi hay nằm mơ thấy đưa H.T.-vợ tôi-trở lại với những người học trò ngày nào của T. Cũng như T., những người học trò năm xưa đã bắt đầu bước xuống sườn đồi bên kia của tuổi tác. Nhưng khi chứng kiến cảnh cô trò ríu rít bên nhau, trong-sáng-tinh-khôi, tình-cảm-vàng-ròng như những ngày mới lớn, tôi lại cảm động như mỗi lần đọc truyền thuyết dã quỳ, chuyện tình HLinh và KLang vậy. Với tôi, những hình ảnh ấy đẹp tới nỗi tôi đã ao ước đến nao lòng rằng: Mỗi năm, đưa T. về Pleiku ít nhất một lần, với những cựu học sinh tình nghĩa, thủy chung của T., như sự tích dã quỳ…
3. Tôi không nhớ đã gặp Huỳnh Quang Vũ trong trường hợp nào. Chỉ biết tình cảm chúng tôi dành cho nhau chí ít cũng đã trên 5 năm, khi nhà thơ-nhà báo Đoàn Thạch Hãn còn sống.
Với tôi, đó là một người trẻ tuổi đặc biệt: Mang dáng dấp của một con cò ma, nhưng khả năng làm việc thì lại thuộc loại ngoại lệ. Và, nhất là tinh thần trân trọng, biết ơn tài năng, trí tuệ của những người hiến thân cho văn học nghệ thuật. Trong số này có thi sĩ Kim Tuấn. Ở mặt khác, những lúc tìm được cơ hội để sống cho riêng mình, thì khi ấy, Vũ lại là một thứ thiền-sinh lạc lõng giữa chập chùng cay nghiệt đời thường.
Với tâm nguyện chia sẻ tận cùng mọi thứ có được cho những người kém may mắn hơn mình, Huỳnh Quang Vũ đã dựng được một “cơ nghiệp”, là quán cà phê mang tên KupPlei, ở địa chỉ 38 Hùng Vương, TP. Pleiku, đã khai trương đúng Ngày Mother Day (Ngày của Mẹ), 13-5-2018.
Tôi nghĩ, không phải vô tình Vũ chọn “Ngày của Mẹ” để cùng bạn hữu khai trương KupPlei.Tôi càng không tin việc Vũ cùng các bạn chọn cho “trú sở” tình thân của họ 2 chữ “Kup” và “Plei”, ghép lại thành KupPlei là tình cờ. Theo tôi, đó là cách nói khác, rất sáng tạo, rất thơ của Huỳnh Quang Vũ. Nó là dạng cải biên của 2 chữ “Cup” (cốc)  và “Plei” (Pleiku”). Như cách tìm kiếm, sáng tạo chữ mới của Kim Tuấn trước đây vậy.
Hơn thế, nếu chúng ta có thể hình dung: Mỗi khi nâng một ly cà phê hay thức uống nào khác, ở KupPlei thì, cũng đồng nghĩa với việc cùng lúc chúng ta đã uống một ly-nước-đất-trời Pleiku từ hàng trăm năm trước.
Tôi tin, một ngày không xa, tôi sẽ lại đưa H.T. trở về nơi những bước chân đầu tiên của T., khi rời khỏi ngôi trường thân yêu ở Huế để đến với những người học trò một thời của T. Và, tôi thì lại được gặp người bạn trẻ Huỳnh Quang Vũ thân thiết của mình, như ngày nào tôi được gặp nhà thơ Kim Tuấn vậy.
Du Tử Lê

Có thể bạn quan tâm

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.