"Cháy hết mình" với bữa tiệc âm nhạc kỳ diệu tại Festival Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong khuôn khổ Festival Huế 2018, tối 30-4, hàng ngàn khán giả đam mê rock đã đến với sân khấu Cung An Định, để cùng "cháy hết mình" với đêm nhạc của nhóm nhạc rock Lysistrata đến từ Pháp, với những ca khúc sôi nổi, đầy cuốn hút. 
(Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN)
(Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN)
Tại Festival Huế 2018, nhóm nhạc Lysistrata đã gửi đến khán giả album đầu tay của nhóm mang tựa đề “The Thread.” Các tác phẩm trong album đầu tay đều do chính ba nhạc sỹ trẻ viết lời và soạn nhạc. 
Thông qua rock, họ chia sẻ những suy tư, góc nhìn của mình về cuộc sống, về cái chết, về những lo âu, muộn phiền, những nỗi buồn thường nhật vẫn bủa vây trong cuộc sống.
Trong khoảng 60 phút trình diễn, Lysistrata đã mang hàng ngàn khá giả đến với một hành trình âm nhạc sôi động, với những bản rock kỹ thuật, những đoạn riff cầu kỳ, cùng nhịp trống dồn dập, đặc biệt là những phần ngẫu hứng, phá vỡ nhịp điệu đầy bất ngờ. 
Trong khi đó, các nghệ sỹ của Cung Văn hóa Trung ương Mông Cổ mang đến những bản trường ca (được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể), những vũ điệu dân gian truyền thống, nghệ thuật hát đồng song thanh, cùng thanh âm của Mã đầu cầm- nhạc cụ truyền thống đầy chất thơ của người Mông Cổ, những phong vị đặc trưng về lối sống du mục của người Mông Cổ. 
Khán giả đã phần nào hiểu được lối sống du mục, cùng với vẻ đẹp của thiên nhiên nguyên sơ, hoang dã đã tạo nên những nét khoáng đạt đặc trưng cho di sản văn hóa, các hình thức nghệ thuật độc đáo của người Mông Cổ. 
Ông K.Erdenebayar, Cung Văn hóa Trung ương Mông Cổ cho biết: "Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi tham gia những lễ hội lớn như thế này. Tham dự Festival Huế 2018 chúng tôi tham gia biểu diễn cùng với các đoàn nghệ thuật khác trên thế giới, giúp công chúng hiểu hơn về văn hóa của các nước khác trên thế giới, đồng thời cũng là dịp để quảng bá văn hóa vùng đất Mông Cổ ra thế giới".
Lần đầu tiên đến với Fetival Huế 2018, nhóm nhạc Majid Bekkas đã mang đến cho công chúng một luồng gió âm nhạc mới, với sự kết hợp của nhiều dòng nhạc cùng nghệ thuật biểu diễn đầy điêu luyện của các nghệ sỹ. 
Majid Bekkas được xem là đại sứ lý tưởng tại phương Tây của loại hình âm nhạc mới bắt nguồn từ dòng nhạc tâm linh "lên đồng” (transe) của vùng Gnaoua lai với các dòng nhạc jazz và blue gốc Phi. 
Đại diện cho nền văn hóa Gnaoua xuất phát từ sự pha trộn giữa di sản âm nhạc của tổ tiên, dòng nhạc của dân tộc Berber pha Ả-rập và Phi Châu, nhóm nhạc Majid Bekkas đến từ Maroc đã mang đến cho công chúng một luồng gió âm nhạc mới mang âm hưởng thần bí, khổ hạnh và tôn nghiêm.
Cùng với kỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn điêu luyện, cách trình diễn và đạo cụ độc đáo của các nghệ sỹ, tiết mục đã giúp công chúng cảm nhận một loại hình âm nhạc mới mẻ, góp phần làm phong phú thêm sự đa dạng của các tiết mục tham gia biểu diễn tại Festival Huế năm nay.
Cũng trong khuôn khổ Fesitval Huế 2018, đêm 30/4, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đoàn nghệ thuật Dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã mang đến khán giả trong và ngoài nước 1 đêm diễn dưới mưa đầy hào hứng. 
Đến với Festival Huế 2018, 12 tiết mục của Đoàn nghệ thuật Dân tộc tỉnh Đak Lak mang đậm chất núi rừng đã giới thiệu đến các khán giả tại quảng trường Ngọ Môn những nét văn hóa nghệ thuật của các dân tộc Tây Nguyên thông qua các nhạc cụ độc đáo của nhiều dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh Đak Lak. 
Tiết mục múa “Pit tơ trơ” của Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh Đắk Lắk nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của nhiều khán giả với điệu múa chiêng.
Chiêng là một vật thiêng liêng mang ý nghĩa tâm linh thể hiện khát vọng của con người gửi gắm vào đất trời và thần linh như khát vọng của chàng Đam San đi chinh phục nữ thần mặt trời. 
Các nét văn hóa đặc trưng như những lễ hội cúng bến nước, mừng mùa... cũng được tái hiện đặc sắc trong đêm diễn này. 
Sáo không lỗ còn gọi là sáo vỗ, là một nhạc cụ độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên được biểu diễn trong tiết mục hòa tấu “Suối chảy tìm dòng” với các thủ pháp vỗ, rung, day, bịt, chặn tạo ra những âm điệu cao vang vọng như tiếng suối nơi núi rừng Tây Nguyên. 
Đoàn nghệ thuật Dân tộc tỉnh Đak Lak được thành lập vào ngày 26-4-1962, là đơn vị nghệ thuật hoạt động chuyên nghiệp có chức năng tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca, múa, nhạc; sưu tầm, nghiên cứu, cải tiến, chế tác nhạc cụ dân tộc và phát triển các điệu múa dân gian truyền thống đồng thời thể nghiệm, quảng bá các loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc.
Theo TTXVN/Vietnam

Có thể bạn quan tâm

Trên 15.000 khán giả Gia Lai bùng cháy cùng Đại nhạc hội Sound Freedom by Vinaphone

Trên 15.000 khán giả Gia Lai bùng cháy cùng Đại nhạc hội Sound Freedom by Vinaphone

(GLO)- Tối 2-11, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra Đại nhạc hội Sound Freedom by Vinaphone mùa 2. Với phần trình diễn đầy ấn tượng của các ca sĩ: Isaac, Erik, Dương Domic, Hooligan, Ngọc Kayla, DJ Emma, Hype PG…sự kiện đã thu hút trên 15.000 khán giả tham gia.

Phim chữa lành có thầy tu '6 múi'

Phim chữa lành có thầy tu '6 múi'

Nhà sư trẻ mặc cà sa màu huyết dụ ở bên chú chó trắng dễ thương giữa phong cảnh mây núi hùng vĩ. Poster phim An Lạc lập tức thu hút những người quan tâm tới đạo Phật, tới đời sống tâm linh cũng như yêu động vật. Đó đều là những mã hình ảnh có tính toàn cầu.

Người vực dậy Phương Mỹ Chi

Người vực dậy Phương Mỹ Chi

Sau nhiều năm gắn với biệt danh cô bé dân ca, Phương Mỹ Chi chuyển hướng sang hình tượng nghệ sĩ pop, ballad kết hợp âm nhạc truyền thống. Thành công của Phương Mỹ Chi có sự góp công không nhỏ của nhóm producer DTAP.