Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra của quản lý thị trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký ban hành Nghị định số 33/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường.

Nghị định số 33/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường.
Nghị định số 33/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường.


Nghị định này quy định về ngạch công chức Quản lý thị trường; thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra; phương tiện làm việc, trang phục của lực lượng Quản lý thị trường.

Về ngạch công chức Quản lý thị trường, Nghị định nêu rõ Bộ Công Thương quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với ngạch công chức Quản lý thị trường sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.

Nghị định quy định người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra của cán bộ quản lý thị trường đối với việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại quy định tại khoản 1 Điều 21 Pháp lệnh Quản lý thị trường bao gồm:

- Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.

- Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường (Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh) gồm: Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh gồm: Đội trưởng Đội Quản lý thị trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường chuyên ngành; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cơ động.

Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra quy định ở trên được giao quyền cho cấp phó ban hành quyết định kiểm tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh Quản lý thị trường.

Nghị định cũng quy định cụ thể và chi tiết về phương tiện; phù hiệu; mẫu, quy cách trang phục… của lực lượng Quản lý thị trường.

Theo quy định, phương tiện làm việc phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường gồm: Xe ô tô chức danh theo quy định; xe ô tô phục vụ công tác chung; xe ô tô chuyên dùng: xe ô tô tải, xe ô tô trên 16 chỗ ngồi, xe ô tô trang bị phòng thí nghiệm, xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù; máy bộ đàm, thiết bị đo, kiểm tra nhanh, thiết bị chuyên dùng, thiết bị công nghệ thông tin…

Phương tiện làm việc của lực lượng Quản lý thị trường được quản lý sử dụng phù hợp với yêu cầu công tác, tiêu chuẩn, định mức và phân cấp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Theo Vũ Phương Nhi (Chinhphu.vn)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.