Bất chấp dịch COVID-19, doanh thu bán lẻ vẫn tăng 5,49%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

2 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 904,5 nghìn tỉ đồng, tăng 5,49% so với cùng kỳ năm trước.

 Thống kê cho thấy, doanh thu bán lẻ từ dịch vụ tiêu dùng tăng trong 2 tháng đầu năm 2021. Ảnh: Vũ Long
Thống kê cho thấy, doanh thu bán lẻ từ dịch vụ tiêu dùng tăng trong 2 tháng đầu năm 2021. Ảnh: Vũ Long


Doanh thu nhiều nhóm bán lẻ tăng

Theo Tổng Cục thống kê, 2 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 904,5 nghìn tỉ đồng, tăng 5,49% so với cùng kỳ năm trước nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,52% (cùng kỳ năm 2020 tăng 5,4%).

Mặc dù doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm nay chỉ tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 9,4% của cùng kỳ năm 2020 do dịch COVID-19 bùng phát khiến người tiêu dùng hạn chế mua sắm (ước tính đạt 722,1 nghìn tỉ đồng), nhưng đây là con số tăng trưởng được các chuyên gia kinh tế đánh giá cao.

Số liệu thống kê cho thấy, trong nhóm hàng hóa có tổng mức bán lẻ tăng, gồm: Lương thực, thực phẩm tăng 9,5%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 8,7%; may mặc tăng 4,2%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 3,1%; phương tiện đi lại tăng 2,6%.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như Quảng Ninh tăng 19%; Khánh Hòa tăng 15,6%; TP.Hồ Chí Minh tăng 11,4%; Hải Phòng tăng 11,4%; Đà Nẵng tăng 6,8%; Hà Nội tăng 4,1%.

Doanh thu một số nhóm sản phẩm giảm

Thống kê cho thấy, dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm giảm khoảng 4,3% so với cùng kỳ năm trước do dịch COVID-19 bùng phát vào thời điểm Tết Nguyên đán (ước đạt 88,4 nghìn tỉ đồng) nên hoạt động ăn uống, du lịch nghỉ dưỡng của người dân giảm, đồng thời để phòng chống dịch bệnh nhiều địa phương trong cả nước đã hủy các lễ hội truyền thống đầu năm.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu 2021 nay so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Hải Phòng giảm 0,1%; Thừa Thiên - Huế giảm 1,2%; Hà Nội giảm 7,6%; Hải Dương giảm 7,8%; TP.Hồ Chí Minh giảm 14,1%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 15,9%; Đà Nẵng giảm 16,1%.

Doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm ước tính đạt 2,5 nghìn tỉ đồng, giảm 62,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Hải Phòng giảm 18,6%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 41,5%; Hà Nội giảm 47,7%; Đà Nẵng giảm 67,7%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 69,2%; Thừa Thiên - Huế giảm 73,3%; Hải Dương giảm 89,4%.

Tuy vậy, tính gộp cả 2 tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 91,5 nghìn tỉ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi các địa phương như: Hải Phòng tăng 14,6%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 8,6%; Thanh Hóa tăng 6,5%..., thì doanh thu của TP.Hồ Chí Minh giảm 0,5%; Hà Nội giảm 1,5%; Đà Nẵng giảm 3,3%; Bắc Ninh giảm 4,6%...

 

https://laodong.vn/kinh-te/bat-chap-dich-covid-19-doanh-thu-ban-le-van-tang-549-884405.ldo

Theo VŨ LONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.