Thương vụ Mobifone- AVG: Trả hết cho nhau, 6 người vẫn vào tù

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giá trị thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG) với giá 8.889,8 tỉ đồng. Và hợp đồng mua bán đã được hủy bỏ. AVG đã hoàn lại số tiền trên, cộng cả lãi, chi phí và nhận lại 95% cổ phần và không phạt vi phạm hợp đồng khi Mobifone hủy hợp đồng. Vậy tại sao hai cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT và 4 người vẫn bị truy tố?
Hy vọng
Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG) thành lập năm 2008 và do ông Phạm Nhật Vũ là Chủ tịch. Sau 7 năm thành lập, năm 2015, AVG có vốn điều lệ là 3.628 tỷ đồng.
Thành danh ở Liên Xô (cũ), hai anh em ông Phạm Nhật Vượng và Phạm Nhật Vũ trở về Việt Nam đầu tư.
Ông Phạm Nhật Vượng thì đầu tư tập trung vào bất động sản và y tế, trong khi ông Phạm Nhật Vũ thì lại đầu tư vào khoáng sản và truyền thông.
Khi AVG được thành lập, với đầu óc kinh doanh và chi tiền theo kiểu "như nước sông Đà mùa lũ" khi ông Vũ chiêu mộ không ít người có tên tuổi, kinh nghiệm từ các cơ quan truyền thông, báo chí...dư luận hy vọng "Truyền hình An Viên- truyền hình tư nhân" đầu tiên- sẽ "làm mưa làm gió", đối thủ đáng gờm của Đài truyền hình Việt Nam và khi Đài truyền hình VTC đang ngấp nghé ở bên bờ vực... thua lỗ.
Và nhất là khi AVG đã "nhen nhóm" hợp tác với Truyền hình an ninh, Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam.
Cú bắt tay của Mobifone với AVG được giới thạo tin đánh giá là Mobifone có tầm nhìn đón đầu-Truyền hình trả tiền- thị trường đầy hứa hẹn.
Theo Xã hội thông tin ( Tập đoàn VNPT) phân tích: Sau khi tách khỏi Tập đoàn VNPT và chuyển về Bộ TT-TT (doanh nghiệp trực thuộc bộ), trong khi VNPT có dịch vụ truyền hình MyTVvới hơn 1 triệu khách hàng sử dụng, Viettel cũng đã có dịch vụ truyền hình NextTV dù chỉ có rất ít thuê bao nhưng dâu sao cũng vẫn có.
Mobifone cho rằng, không thiếu vắng một mảng dịch vụ lớn – truyền hình điều đó cũng đồng nghĩa với sức mạnh của MobiFone sẽ bị giảm hẳn so với 2 đối thủ trong “thế chân vạc”, hay có thể nói thẳng ra là, “chân” MobiFone sẽ bị thấp hơn “hai chân” kia.
Hơn nữa, MobiFone lại đang rơi vào "thời khắc" phải cổ phần hóa một cách rốt ráo, nếu thiếu vắng dịch vụ truyền hình, giá của thương hiệu chắc chắn sẽ bị định thấp đi mà doanh nghiệp không có căn cứ để thương thảo, nâng giá trị cho chính mình.
Mobifone đặt ra bài toán không thể không có dịch vụ truyền hình- và nhất là AVG lại đang "sẵn nong sẵn né", không phải xây dựng cơ sở hạ tầng từ đầu.
Mobifone và AVG đã bắt tay với nhau khi cả hai bên đều nhìn thấy cái lợi của nhau. Dù có nền tảng cơ sở hạn tầng, nhưng nếu AVG không "bắt tay" với doanh nghiệp nhà nước để làm truyền hình thì AVG cũng vẫn chỉ dừng ở mức hợp tác phát sóng mà thôi.
Tháng 12/2015 Mobifone ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 95% cổ phần của AVG. Vốn điều lệ thời điểm này là 3.628 tỷ đồng. Ông Phạm Nhật Vũ sở hữu 55,49% cổ phần, tương đương 2.013 tỷ đồng.
Hợp đồng này được đóng dấu mật, tổng trị giá hợp đồng là 8.889, 8 tỷ đồng.
Dù là hợp đồng được đóng dấu mật, nhưng thương vụ mua bán này cũng đã "ầm ĩ" bởi luồng dư luận cho rằng, Mobifone mua đắt quá, luồng dư luận thì...không thể đong đếm bằng số tiền cụ thể, bởi những lý do sau:
Tổng đầu tư của AVG cho hạ tầng truyền dẫn truyền hình kỹ thuật số khoảng 1.500 tỷ đồng và 600 tỷ đồng cho thiết bị thu tín hiệu, trong đó bao gồm cả Trung tâm giám sát và điều độ vận hành mạng từ xa (Network Control Center) và cũng là Trung tâm giám sát và điều độ vận hành mạng từ xa đầu tiên tại Việt Nam.
AVG đã có lượng khách hàng khá đông, một phần nhờ vào sự hợp tác với Bưu điện Việt Nam để triển khai bán hàng trên toàn quốc.
Hiện AVG đã có trên 100 kênh truyền hình, trong đó có nhiều kênh có độ nét cao, như: An Viên, HBO HD, StarMovie, Golf HD… và thêm vào đó, AVG là dịch vụ truyền hình kỹ thuật số (công nghệ số), hoàn toàn phù hợp hướng phát triển của ngành truyền hình tại Việt Nam, nên đây sẽ là thế mạnh lớn nếu MobiFone làm chủ.
Tan vỡ
Hợp đồng vừa ký mới chi ráo mực thì Thanh tra Chính phủ vào cuộc để làm rõ những "điều tiếng" trong thương vụ mua bán này của Mobifone và AVG, theo chỉ đạo của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ.
Hai cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn
Nội dung thanh tra tập trung vào:Thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu, bao gồm tất cả các giai đoạn trong quá trình thực hiện dự án: việc đề xuất đầu tư, lập dự án đầu tư; việc trình, phê duyệt dự án đầu tư; việc thực hiện dự án và hiệu quả đầu tư.
Ảnh: Zing
Mobifone thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp nhận chuyển nhượng 95% cổ phần của các cổ đôngAVG, trong khi đang tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp.
Bộ TT-TT theo chức năng, nhiệm vụ của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông đã chỉ đạo Mobifone trong quá trình thực hiện dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
Ông Cao Duy Hải- nguyên TGĐ Mobifone và bà Phạm Phương Anh - Phó TGĐ Mobifone
Theo Thanh tra Chính phủ:Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone thực hiện theo hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp mua cổ phần phải chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 và các quy định của pháp luật có liên quan.
Vậy, chiếu theoLuật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 và các quy định của pháp luật có liên quan thì dự án này có tổng mức đầu tư là8.900 tỷ đồng, theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 thì Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Luật số 69/2014/QH13 thì Bộ TTTT là Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có thẩm quyền xem xét, phê duyệt dự án đầu tư.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) nhận định: Mobifone đã "Thiếu trách nhiệm và làm trái trong việc đề xuất Dự án đầu tư, đặc biệt trong việc đánh giá tình hình tài chính, kinh doanh của Công ty AVG".
Và TTCP cũng chỉ ra những "khoảng tối" về tài chính của AVG:
- Hoạt động kinh doanh của AVG từ khi thành lập đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để mua bán cổ phần là rất khó khăn, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 31/3/2015 là rất xấu, tổng tài sản là3.260,686 tỷ đồng; nợ phải trả là1.266,826 tỷ đồng; giá trị còn lại của tài sản cố định là208,589 tỷ đồng; từ khi thành lập đến thời điểm thẩm định giá liên tục lỗ, số lỗ luỹ kế đến 31/3/2015 là1.632,909 tỷ đồng(bằng 45% vốn điều lệ).
- AVG sử dụng vốn cho kinh doanh dịch vụ truyền hình chủ yếu là vốn vay và vốn chiếm dụng; vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (đến 31/3/2015 đầu tư ra ngoài doanh nghiệp2.659,907 tỷ đồng, chiếm 73,3% vốn điều lệ).
Đáng chú ý là việc đầu tư ngoài lĩnh vực truyền hình như mua lại cổ phần tại Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh và Công ty cổ phần An Viên B.P với số tiền2.473,2 tỷ đồng(bình quân cao gấp 13 lần so với vốn đầu tư ban đầu của các cổ đông là189,6 tỷ đồng, các cổ đông này đã thanh toán bù trừ với việc mua cổ phần do AVG phát hành để tăng vốn điều lệ, các cổ đông của 02 công ty này cũng là cổ đông của AVG)...
Với dự tính trong năm 2016 sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác dự án khai thác mỏ quặng Bouxite Thọ Sơn và mỏ Thống Nhất tại tỉnh Bình Phước, thực tế đến nay, Công ty cổ phần An Viên B.P chưa được cấp quyền khai thác boxit. Việc AVG đầu tư 02 khoản ngoài lĩnh vực truyền hình nêu trên tiềm ẩn rủi ro về tài chính, có dấu hiệu bất thường, nhưng Mobifone vẫn mua 02 khoản đầu tư này, cần được tiếp tục làm rõ.
Khi báo cáo đề xuất đầu tư nhận chuyển nhượng cổ phần AVG và lập Dự án đầu tư trình Bộ TTTT phê duyệt, Mobifone đã báo cáo không trung thực, không đầy đủ, đánh giá không đúng thực trạng tài chính rất xấu của AVG, thậm chí còn đánh giá khả quan về tình hình tài chính, kinh doanh của AVG.
Đồng thời Mobifone còn làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc lựa chọn tư vấn thẩm định giá; nghiệm thu kết quả thẩm định giá; việc sử dụng kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp trong đàm phán mua cổ phần AVG, vi phạm Luật đấu thầu.
Cho dù thương vụ mua bán này đã được hai bên nhanh chóng hủy hợp đồng, AVF trả lại Mobifones số tiền trên, không tính lãi suất và các chi phí, nhưng những người liên quan trực tiếp ở Mobifone, Bộ TT-TT ( gồm hai cựu bộ trưởng, ba lãnh đạo của Mobifone và 1 của Vụ Quản lý DN của Bộ TT-TT) đã bị khởi tố và bắt giam.
Thanh tra Chính phủ còn chỉ ra trách nhiệm của những bộ liên quan như: Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an...
Thanh tra Chính phủ đề nghị:
Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu tại điểm 3, điểm 4 Mục II- (nêu cụ thể trong kết luận thanh tra).
Chỉ đạo Văn phòng Chính phủ tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân thuộc Văn phòng Chính phủ có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu tại điểm 5 Mục II- (nêu cụ thể trong kết luận thanh tra).
Chỉ đạo Bộ Công an tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Công an trong việc tham mưu ban hành 03 văn bản tham gia ý kiến với Bộ TTTT nêu tại điểm 6 Mục II -( nêu cụ thể trong kết luận thanh tra).
Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương quản lý có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra.
Tại kỳ họp 26 (ngày 28-30/5/2018), Ủy ban Kiểm tra TƯ kết luận 5 cá nhân vi phạm rất nghiêm trọng trong vụ chuyển nhượng này gồm: Ông Nguyễn Bắc Son- nguyên Bộ trưởng Bộ TT-TT, ông Trương Minh Tuấn- Bộ trưởng Bộ TT-TT, ông Phạm Đình Trọng- Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ TT-TT), ông Lê Nam Trà Chủ tịch HĐTV Mobifone, ông Cao Duy Hải- Tổng Giám đốc Mobifone;
5 người có tên trên và bà Phạm Phương Anh- Phó Tổng giám đốc Mobifone đã bị khởi tố và bắt giam.
TheoThanh Thư (DNVN)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.