Trước thông tin cấm xe ô tô khách giường nằm: Doanh nghiệp vận tải và hành khách đều băn khoăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau vụ tai nạn xe khách giường nằm đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Lào Cai ngày 1-9, Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Đinh La Thăng đã đề nghị đưa vào Thông tư 18 quy định xe giường nằm không được hoạt động trên đường đèo dốc, đường núi quanh co. Nhiều doanh nghiệp vận tải tỏ ra lo lắng, không biết chủ trương này liệu có trở thành hiện thực. Các doanh nghiệp tại Gia Lai cũng có chung tâm trạng này khi có trên 80% phương tiện vận tải hành khách đường dài hiện nay đều là xe giường nằm hai tầng. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với giám đốc các doanh nghiệp và hành khách về những thông tin này.

* Ông Đặng Văn Hiền-Giám đốc Công ty TNHH Vận tải và Du lịch Thuận Tiến:

“Người điều khiển phương tiện mới là mấu chốt vấn đề”
 

Đặng Văn Hiền-Giám đốc Công ty TNHH Vận tải và Du lịch Thuận Tiến.
Đặng Văn Hiền-Giám đốc Công ty TNHH Vận tải và Du lịch Thuận Tiến.

Hiện tại doanh nghiệp chúng tôi có tổng cộng 16 xe khách giường nằm hai tầng với tổng giá trị đầu tư hơn 50 tỷ đồng. Mỗi tháng trung bình có khoảng 120 chuyến đi TP. Hồ Chí Minh, 90 chuyến đi Đà Nẵng và 30 chuyến đi Hà Nội. Như vậy, tính trong 3 năm trở lại đây doanh nghiệp đã thực hiện hơn 8.640 chuyến vận tải hành khách trên các tuyến đường nói trên và hầu như không để xảy ra vụ tai nạn giao thông đáng tiếc nào.

Vì vậy, khi doanh nghiệp đang hoạt động bình thường như thế này, nếu việc cấm xe giường nằm hoạt động trên các tuyến đường đèo dốc, đường núi quanh co trở thành hiện thực thì chẳng khác nào cấm doanh nghiệp hoạt động vì các tuyến đường nói trên đều là đèo dốc. Do vậy, tôi cho rằng điều này không hợp lý. Điều cốt lõi nhất, theo tôi, chính là người điều khiển phương tiện. Đây mới là mấu chốt của vấn đề. Sự an toàn của mỗi chuyến xe phụ thuộc vào kinh nghiệm của lái xe cũng như khả năng xử lý tình huống, kiểm soát tốc độ, ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ... Còn yếu tố kỹ thuật cũng chỉ chiếm 30%.

Hơn nữa, tại sao không đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng đường, sử dụng các thiết bị hỗ trợ giao thông mà lại cấm xe giường nằm đang hoạt động rất tốt. Điều này vô tình gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, nếu quy định này trở thành hiện thực thì doanh nghiệp biết đưa phương tiện này sử dụng vào đâu, trong khi mỗi xe giường nằm đầu tư đến 3,5 tỷ đồng/chiếc.

* Ông Nguyễn Hồng Hải-Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Hồng Hải:

“Nếu cấm xe giường nằm, ngành vận tải không khác gì quay trở về thời kỳ cách đây 20 năm”
 

Nguyễn Hồng Hải-Giám đốc Công ty TNHH Hồng Hải.
Nguyễn Hồng Hải-Giám đốc Công ty TNHH Hồng Hải.

Doanh nghiệp chúng tôi đưa xe giường nằm vào vận tải hành khách từ năm 2007, đến nay doanh nghiệp hiện có 22 chiếc xe giường nằm đi các tuyến TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với trị giá mỗi chiếc xe là 3,5 tỷ đồng. Toàn bộ vốn này chúng tôi đều vay ngân hàng, làm theo kiểu trả góp “lấy xe nuôi xe”, nếu quy định cấm xe giường nằm trở thành hiện thực thì số vốn vay này sẽ giải quyết ra sao?

Điều quan trọng hơn đó là hơn 100 lái xe, nhân viên của doanh nghiệp sẽ đi đâu về đâu, đặc biệt là những chiếc xe giường nằm này sử dụng như thế nào? Nếu bắt doanh nghiệp phải cải tạo lại thì Nhà nước phải chịu chi phí chứ doanh nghiệp không có vốn để làm. Nếu Nhà nước cấm thì doanh nghiệp sẽ thực hiện nhưng phía doanh nghiệp cũng đề nghị Nhà nước tính phần giá trị còn lại của mỗi chiếc xe, đồng thời mua lại những chiếc xe này của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp sẽ lấy tiền này trả cho ngân hàng và sẽ chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác.

Nếu cấm xe giường nằm thì ngành vận tải không khác gì quay trở về trước cách đây 20 năm... “Có cầu thì mới có cung”. Trước khi đưa ra quyết định cần phải khảo sát thực tế, không vì một vụ tai nạn mà cấm tất cả các xe giường nằm, vụ tai nạn này tôi cho rằng không phải là do lỗi kỹ thuật mà phần lớn do người điều khiển phương tiện, chạy lấn tuyến, tốc độ cao không bình tĩnh xử lý. Đồng thời cũng xem lại đoạn đường này có đảm bảo an toàn không, đường có đủ rộng hay chưa...

 

Anh Nguyễn Anh Trí-phường Hội Thương, TP. Pleiku.
Anh Nguyễn Anh Trí-phường Hội Thương, TP. Pleiku.

* Ông Nguyễn Anh Trí-phường Hội Thương (TP. Pleiku):
“Nếu cấm xe giường nằm... thì tiếc quá!”


Hàng tháng tôi đều đặn không dưới 4 lần ra vào Đà Nẵng để làm ăn và đều sử dụng loại xe giường nằm để di chuyển. Mỗi lần lên xe được nhà xe phát cho chiếc gối, cái mền là tôi tranh thủ ngủ để buổi sáng khi đến nơi là có thể bắt đầu làm việc được ngay, không mệt mỏi như đi xe ghế ngồi, ê ẩm cả người”-anh Trí nói.

Anh Trí còn chia sẻ việc anh lựa chọn xe giường nằm để đi là nhằm tránh bị say xe, muốn được nằm nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe sau một chặng đường dài, quan trọng hơn nữa là có được không gian thoải mái, không phải chung đụng với ai. Nếu sắp tới có quy định cấm xe giường nằm... thì thật là tiếc.

Minh Huy (thực hiện)

Ông Đoàn Đức Lập-Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Gia Lai-cho biết: Xe giường nằm thường có chiều cao hơn so với các loại xe khách bình thường khác, vì vậy khi đi trên tuyến đường đèo dốc, đường núi quanh co thì cũng rất nguy hiểm. Ông Lập nhận định ngoài điều kiện đường sá cần được nâng cấp mở rộng thì người điều khiển phương tiện vẫn là quan trọng nhất, đó là những người am hiểu các tuyến đường miền núi, dày dặn kinh nghiệm và có khả năng xử lý khi xe gặp sự cố...

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.