Cảnh giác với các đối tượng lừa mua mì non

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, trên địa bàn xã Lơ Ku (huyện Kbang), xuất hiện một số đối tượng lợi dụng tình hình Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta đã tung ra tin đồn Trung Quốc sẽ không mua nông sản của Việt Nam, hòng lừa người dân bán mì non cho họ.

Ảnh: Lê Nam
Ảnh: Lê Nam

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Xuân Dương-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Lơ Ku, cho biết: Cách đây khoảng nửa tháng có 2 thương lái đến đặt vấn đề với một số bà con trong thôn để mua mì non. Để người dân tin và bán mì non cho họ, các thương lái này tung ra tin đồn do Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở biển Đông nên phía Trung Quốc sẽ không mua mì của Việt Nam nữa. Thông tin này làm cho nhiều hộ dân hoang mang lo lắng và họ đã báo cáo với chính quyền địa phương để xác minh thực hư sự việc. Ngay sau khi nắm bắt được thông tin, Đảng ủy xã đã chỉ đạo cho chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân và tiến hành xác minh làm rõ vụ việc.

Ông Nguyễn Xuân Khoa-thôn 2, xã Lơ Ku, một trong nhiều hộ dân đã từng gặp và trao đổi với các đối tượng tung tin đồn cho biết: Đầu tiên họ gặp tôi và nói đi mua mì non với giá 1 ha là 10 đến 15 triệu đồng. Nếu tôi không bán thì cuối năm Trung Quốc không mua nữa và cho không cũng không ai lấy. Nhờ cảnh giác cao nên tôi hỏi lại thế các anh chấp nhận bỏ tiền đi mua mì non như thế mà cuối năm cho cũng không lấy thì các anh không sợ tiền đó bị mất à? Thì họ không trả lời và chỉ im lặng ra về.

Cũng như gia đình ông Khoa, ông Bàn Văn Hạnh-thôn 2, xã Lơ Ku đã cảnh giác và không bị các đối tượng xấu lợi dụng. Ông Hạnh cho hay: Gia đình tôi trồng được gần 2 ha mì. Thời gian qua tôi cũng nghe thông tin cuối năm Trung Quốc không mua mì của dân nữa.

Theo tính toán của người dân, nếu 1 ha mì được chăm sóc tốt, với giá bán khoảng 2.000 đồng/kg mì tươi thì đã đem về gần 25 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí. Trong khi đó các thương lái chỉ mua với giá từ 10 đến 15 triệu đồng. Như vậy, động cơ của các thương lái này khi đưa ra thông tin trên để làm lung lay tâm lý của những người dân nhẹ dạ nhằm mua mì non của bà con. Với tính toán như vậy mỗi ha mì mà các đối tượng này mua được sẽ có lời từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng/ha. Hiện cây mì đang là một trong những cây trồng giúp người dân phát triển kinh tế ổn định và là cây xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Trước tình hình đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đã kịp thời xử lý dứt điểm tin đồn thất thiệt này. Ông Hồ Xuân Dương-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Lơ Ku, cho biết thêm: Sau khi nắm bắt được tình hình thì Đảng ủy cũng đã chỉ đạo chính quyền, Mặt trận và các ban ngành, đoàn thể xuống các thôn, làng nắm bắt tình hình cụ thể. Đồng thời, khuyến cáo và vận động bà con không nên tin vào những lời đồn thất thiệt và không bán mì non cho các đối tượng này, ảnh hưởng đến kinh tế của các gia đình. Đảng ủy cũng đã chỉ đạo cho lực lượng Công an xã kiểm tra, xác minh các đối tượng, các thương lái để có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng trên. Ngoài ra, trong thời gian qua, Đảng ủy cũng đã tổ chức và chỉ đạo cho Mặt trận, đoàn thể tuyên truyền cho bà con về tình hình biển đảo, xác định rõ đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước trong vấn đề biển Đông để cho nhân dân yên tâm sản xuất, không hoang mang dao động trước các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và của các đối tượng lợi dụng tình hình biển Đông để trục lợi cho cá nhân.

Thông tin Trung Quốc không mua nông sản của nước ta là thông tin thất thiệt và một số thương lái lợi dụng vấn đề này hòng trục lợi cho bản thân hoặc gây hoang mang trong dư luận và làm mất an ninh trật tự ở địa bàn dân cư. Người dân nên nâng cao cảnh giác trước những tin đồn không có cơ sở, đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần điều tra làm rõ các đối tượng trên để có biện pháp xử lý, đảm bảo an ninh nông thôn.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.