Khó khăn trong vận hành bảo dưỡng các công trình cấp nước sinh hoạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thống kê của Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như Chương trình mục tiêu quốc gia nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình 134; 135 đã đầu tư xây dựng hàng ngàn công trình cấp nước sinh hoạt. Nhờ đó, nhiều xã vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô đã được giải quyết, từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân.
 

Ảnh: Nguyễn Hồng
Ảnh: Nguyễn Hồng

Tuy nhiên kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy nhiều công trình không phát huy hiệu quả như mong đợi; trong đó, công tác bảo dưỡng, vận hành công trình sau đầu tư là một trong những nguyên nhân. Vì các công trình cấp nước sinh hoạt sau khi hoàn thành bàn giao về các địa phương quản lý sử dụng (chủ yếu cấp xã).

Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, năng lực của đơn vị quản lý vận hành là UBND xã, mà trực tiếp là tổ quản lý cộng đồng còn rất hạn chế. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung theo đúng quy định Thông tư số 54/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính chắc chắn gặp nhiều khó khăn. Khảo sát thực tế cho thấy hầu hết các xã đều không thành lập tổ quản lý vận hành công trình.

Đặc biệt, nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên không đảm bảo, trong khi việc thu tiền sử dụng nước sinh hoạt ở các vùng sâu, xa còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chưa đủ nguồn lực để quản lý giám sát chất lượng nước sinh hoạt; kinh phí phục vụ công tác bảo dưỡng, vận hành công trình cấp nước chưa được xác định rõ ràng…

Mặc dù công tác bảo dưỡng, vận hành tại các địa phương gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cũng đã xuất hiện những cách làm hay, sáng tạo. Huyện Kbang là một trong những điển hình trong quản lý, vận hành bảo dưỡng các công trình cấp nước sinh hoạt phục vụ người dân một cách tốt nhất. Theo đó, để các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và tự chảy được Nhà nước đầu tư phát huy hiệu quả cao nhất. UBND huyện đã thành lập Trạm thủy nông hoạt động độc lập lấy thu bù chi. Không chỉ có nhiệm vụ quản lý và khai thác các công trình thủy lợi phục vụ nước tưới cây trồng, Trạm thủy nông còn quản lý, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt tại các xã, thị trấn trên địa bàn.

Hàng năm huyện hỗ trợ thêm kinh phí cho Trạm tu sửa những công trình hư hỏng, tránh tình trạng xuống cấp. Nhờ đó, các công trình đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Đến nay tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước đảm bảo hợp vệ sinh trên địa bàn huyện Kbang tăng cao so với các địa phương khác trong tỉnh. Đặc biệt, Trạm thủy nông đã xây dựng được đội ngũ cộng tác viên và các tổ dùng nước sạch rộng khắp các xã với số lượng trên 40 người.

Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Vì vậy công tác bảo dưỡng, vận hành các công trình thời kỳ khai thác, sử dụng cần được quan tâm đúng mức để các công trình cấp nước sinh hoạt phát huy hiệu quả cao nhất.

Nguyễn Hồng

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai vẫn luôn quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Ở chiều ngược lại, người lao động luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển.