Làm gì để bảo vệ và phát triển rừng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- L.T.S: Sau khi loạt bài “Nước mắt rừng xanh” được đăng tải, Báo Gia Lai nhận được nhiều phản hồi của độc giả về việc làm sao để rừng Gia Lai thôi “chảy máu”. Xung quanh việc này, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc An-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

- P.V: Thưa ông, nhiều người cho rằng, xây dựng và phát triển rừng cộng đồng (giao rừng cho cộng đồng quản lý) là một trong những giải pháp bảo vệ rừng hiệu quả. Ý kiến của ông về vấn đề này?
 

Xe chở gỗ  trái phép bị bắt giữ tại huyện Chư Prông. Ảnh: N.G
Xe chở gỗ trái phép bị bắt giữ tại huyện Chư Prông. Ảnh: N.G

Ông Vũ Ngọc An: Giao rừng cho cộng đồng là một chủ trương lớn và mới của Nhà nước. Từ thực tế cho thấy: Để quản lý bảo vệ có hiệu quả và bền vững thì cần có sự tham gia tích cực của người dân và cộng đồng sống liền rừng, có đời sống phụ thuộc vào rừng. Từ lâu, vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng đã được thừa nhận ở nhiều nơi và đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. Nhiều mô hình quản lý rừng cộng đồng tuy chưa được pháp luật công nhận nhưng là những mô hình tốt có khả năng giải quyết hài hòa giữa nhu cầu của người dân và sự tồn tại của rừng.

Năm 2003, từ đề tài nghiên cứu khoa học của PGS.TS Bảo Huy (Trường Đại học Tây Nguyên), tỉnh giao rừng cho cộng đồng với diện tích 2.500 ha tại xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang đã đem lại một số kết quả và rút ra nhiều kinh nghiệm hay. Tuy nhiên, do khung pháp lý chưa hoàn chỉnh nên kết quả của đề tài vẫn chưa được nhân rộng ra các cộng đồng khác trong tỉnh.

Dự án chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng giai đoạn 2006-2009 do Quỹ ủy thác lâm nghiệp tài trợ, Cục Lâm nghiệp làm chủ đầu tư triển khai thực hiện thí điểm ở tỉnh Gia Lai được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, hướng dẫn cụ thể, kịp thời có hiệu quả của các bộ, ngành, UBND tỉnh, các huyện, xã, cộng đồng tham gia dự án. Sau gần 3 năm thực hiện, tỉnh đã giao rừng cho 4 xã trong vùng dự án, 6 cộng đồng với diện tích là 1.374,5 ha.

 

Ảnh: Minh Thi
Ảnh: Minh Thi

Việc giao rừng cộng đồng còn nhiều bất cập về chủ trương, chính sách và do trình độ nhận thức của người dân địa phương còn nhiều hạn chế, năng lực tổ chức, quản lý rừng của cấp thôn còn yếu. Về cơ chế hưởng lợi từ rừng chưa có sản phẩm cụ thể như khai thác gỗ, lâm sản khác, do rừng giao cho cộng đồng hầu hết là rừng nghèo nên mất nhiều thời gian và kinh phí để cộng đồng có thể hưởng lợi từ khai thác rừng, hưởng lợi phải cần nhiều năm khi rừng đạt trữ lượng khai thác. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang sửa đổi, bổ sung một số chủ trương, chính sách cho phù hợp thực tế để áp dụng trong điều kiện mở rộng giao rừng cộng đồng quản lý.

Để góp phần xóa đói giảm nghèo, quản lý rừng bền vững, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp cùng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh xây dựng phương án sử dụng kinh phí từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng để khoán bảo vệ rừng cho nhân dân theo hướng chọn khoảng 100.000 ha rừng nằm trong khu vực thủy điện, vùng đầu nguồn xung yếu, vùng rừng dễ bị xâm hại (gần nơi dân ở) để giao khoán cho các hộ dân quản lý, bảo vệ; diện tích giao khoán trung bình 30 ha/hộ dân, với mức khoán 400.000 đồng/ha/năm (trả hàng tháng 50% tiền mặt, 50% bằng gạo).

- P.V: Theo ông, nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?


Ông Vũ Ngọc An:  Trước năm 2000, việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng còn nhiều hạn chế. Từ sau năm 2000, Bộ Nông nghiệp và PTNT giao lực lượng Kiểm lâm tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên do thiếu kinh phí nên việc thống kê, theo dõi diễn biến rừng chưa đồng bộ. Hàng năm, lực lượng Kiểm lâm ở các địa phương cập nhật diễn biến trên cơ sở bản đồ và số liệu hiện trạng rừng, nhưng chất lượng tài liệu đầu vào không đồng bộ, độ tin cậy không cao. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, chủ rừng nặng về thành tích hoặc né tránh trách nhiệm nên chưa báo cáo kịp thời với cấp thẩm quyền về thực trạng suy giảm rừng.

Cùng với đó, do nhu cầu đất ở, đất sản xuất của nhân dân, đất xây dựng từ các công trình thủy điện, thủy lợi đã được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp với diện tích 7.192 ha; chuyển đổi rừng nghèo sang trồng 28.831,6 ha; lấn chiếm và phá rừng trái phép trong thời gian từ trước năm 2000-2012 với diện tích trên 16.429,7 ha.

 

Ảnh: Minh Thi
Ảnh: Minh Thi

Do nhiều lý do nên việc bàn giao tài liệu rừng chưa cụ thể. Vì vậy, việc làm rõ diện tích rừng bị chặt phá và lấn chiếm trái phép từng thời điểm, xem xét trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, cá nhân để xảy ra mất rừng là rất khó khăn.

- P.V: Vậy hiện công tác quản lý bảo vệ rừng như thế nào?


Ông Vũ Ngọc An:  Hiện nay, tỉnh đã tiến hành quy hoạch lại 3 loại rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp 406.006 ha cho chủ rừng là tổ chức, làm cơ sở pháp lý quản lý chặt chẽ đất lâm nghiệp theo quy định pháp luật; độ che phủ rừng theo số liệu thống kê là khá cao, đạt 46,3%, tiềm năng đất lâm nghiệp lớn; Chính phủ, bộ, ngành, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kịp thời về công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Việc sắp xếp, đổi mới, tổ chức lại các Công ty Lâm nghiệp (thành Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp), các Ban Quản lý rừng tạo điều kiện để các chủ rừng kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực quản lý đất lâm nghiệp; tự chủ trong sản xuất kinh doanh, giải quyết những bất cập, tồn tại trong quản lý đất đai của các chủ rừng. Tình trạng đất lâm nghiệp sử dụng kém hiệu quả, đất không sử dụng và đất bị lấn chiếm, xâm canh, sau khi sắp xếp quy hoạch, giao địa phương quản lý.

Tuy nhiên, trình độ sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý bảo vệ, phát triển rừng của chủ rừng còn yếu. Công tác điều tra khảo sát, thống kê theo dõi diễn biến tài nguyên rừng chưa chắc chắn, vì vậy việc hoạch định phương án sản xuất kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao. Đời sống của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất, đã gia tăng áp lực làm suy giảm dần diện tích, tài nguyên rừng. Ý thức bảo vệ và phát triển rừng của một bộ phận dân cư còn rất hạn chế, việc vận dụng một số chủ trương, chính sách của Nhà nước vào thực tế công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều vướng mắc, khó khăn.

Để ngăn chặn nạn chặt phá rừng, trước mắt cần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có. Tiếp tục thực hiện các chương trình xã hội hóa nghề rừng, đẩy mạnh giao khoán rừng, giao quản lý, bảo vệ số rừng chưa giao là 272.423 ha. Xác định và đóng mốc ranh giới 3 loại rừng.

- P.V: Cảm ơn ông!

Nhóm PV GLO

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.