Nhân lên niềm vui cho người nghèo từ các chương trình tín dụng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bằng mô hình tín dụng xã hội hóa mang tính chuyên biệt, thông qua hoạt động ủy thác cho các hội-đoàn thể đã đưa nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đến tận tay bà con nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Qua 10 năm hoạt động, dư nợ ủy thác qua các tổ chức lên đến 2.416,529 tỷ đồng, chiếm 99%/tổng dư nợ, đồng thời cũng nhờ sử dụng đồng vốn chính sách xã hội mà hàng ngàn hộ nghèo đã có cơ hội vượt lên chính mình. Đơn cử như các hộ dân ở xã vùng III Đak Krong, huyện Đak Đoa, 956/1.248 hộ dân đều nhờ đồng vốn Ngân hàng để phát triển kinh tế gia đình, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm...

 

Hội viên Hội Cựu chiến binh xã Đak Krong, huyện Đak Đoa đang trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: Sơn Ca
Hội viên Hội Cựu chiến binh xã Đak Krong, huyện Đak Đoa đang trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: Sơn Ca

Rời quân ngũ từ năm 1979, ông Nhonh trở về làng Ang Lẻh, xã Đak Krong với hành trang trên vai là chiếc ba lô con cóc đã phai màu sương gió cộng với  niềm vui đoàn tụ gia đình. Như bao trai làng khác, ông Nhonh cũng nhanh chóng lập gia đình và bị cuốn vào nỗi lo chạy ăn hàng bữa khi đàn con đông dần lên 7 đứa. Mảnh vườn tạp sau nhà-vốn là của ông bà để lại chỉ mọc toàn cây dại cuốn đầy bụi đỏ sau mỗi mùa mưa nắng đi qua. Cuộc đời ông tưởng rồi cũng như bao nóc nhà khác trong làng Ang Lẻh khi cái đói, cái nghèo như ám ảnh thường trực.

Cho đến tận năm 2002, lần đầu tiên ông Nhonh biết đến chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội, thông qua kênh phối hợp ủy thác của Hội Cựu chiến binh xã. Đối với ông Nhonh, số tiền vay 10 triệu đồng với lãi suất 0,45%/tháng quả thực là món tiền lớn, bởi có gom hết tài sản trong nhà cũng chưa đến con số đó.

Có vốn trong tay, lại thêm sự giúp đỡ định hướng từ chính quyền địa phương nên ông Nhonh mạnh dạn nuôi bò. Qua một thời gian chăm sóc nuôi dưỡng, con bò nhà ông Nhonh sinh trưởng tốt, phát triển thành đàn 13 con như ngày hôm nay. Cuộc đời của ông Nhonh dần rẽ sang trang mới tươi sáng hơn khi nguồn lợi từ chăn nuôi bò đã cải thiện kinh tế gia đình, tiếp thêm động lực để ông vay thêm 20 triệu đồng vào năm 2006 (lãi suất 0,65%/tháng) từ Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Có thêm vốn, ông cùng gia đình cải tạo vườn tạp trồng cà phê, bời lời. Đất không phụ công người, sau 10 năm nhờ vốn hỗ trợ của Ngân hàng cộng với bản tính chăm chỉ cần cù của người nông dân, giờ đây ông đã có điều kiện để xây lại nhà mới, mua sắm xe công nông phục vụ việc nương rẫy. Tuy vậy, khi nói về mình-ông Nhonh chỉ khiêm tốn nhận rằng: “Giờ mức sống chỉ bình bình thôi, chưa dư dả gì nhiều đâu vì đến hết năm 2012 mới trả xong cả lãi lẫn gốc vay. Bây giờ thoát nghèo rồi thì mình không phải vay vốn ngân hàng nữa”.

Cùng sinh hoạt cựu chiến binh ở xã, ông Hà Văn Kiếm (quê gốc Cẩm Giàng, Hải Dương) cũng là một tấm gương sản xuất giỏi và là niềm tự hào của anh em Hội Cựu chiến binh xã trong phong trào sản xuất kinh doanh. Ra quân năm 1983, ông Kiếm xung phong vào Tây Nguyên để làm kinh tế mới và đã trụ lại mảnh đất Krong ngót nghét 30 năm nay.

Tay trắng lập thân lập nghiệp nơi xứ lạ, ông Kiếm lấy sản xuất nông nghiệp để làm nền tảng xây dựng kinh tế gia đình lâu dài. Năm 2006, nhờ tổ chức Hội bình bầu, ông Kiếm vay 30 triệu đồng để đầu tư phát triển vườn cà phê, tiêu của gia đình. Nhờ biết tính toán làm ăn và có hướng sử dụng hợp lý nên hiệu quả đồng vốn vay được nhân lên nhiều lần. Hết quay vòng vốn trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, buôn bán nông sản, mặt này hỗ trợ mặt kia tạo nên nguồn thu liên tục nên gia đình ông Kiếm ít bị hẫng hụt khi giá cả nông sản lên xuống thất thường.

Nhạy bén nắm bắt thị trường và định hướng phát triển nông nghiệp-nông thôn, ông Kiếm chủ động tạo hướng đi cho mình bằng cách đầu tư mô hình kinh tế trang trại, chuyên canh 1 ha cà phê kinh doanh, 2 ha cao su, 3 ha bời lời. Với kinh nghiệm của người nông dân, ông Kiếm cho rằng: “Làm nông nghiệp phải biết kiên nhẫn vì nông sản được mùa thì mất giá và ngược lại, nếu mình không chủ động được nguồn vốn tái đầu tư phù hợp thì rất khó khăn. Cũng nhờ nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội dành cho hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn mà tôi có thêm cơ hội đầu tư cho sản xuất nông nghiệp”...

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.