Xây dựng nông thôn mới: Vẫn khó từ khâu nhận thức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 là chương trình lớn, đầu tư toàn diện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân. Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai xác định mục tiêu năm 2010 và 2011 là tuyên truyền; tập huấn nghiệp vụ; lập quy hoạch 13 xã điểm huyện Kbang; thành lập Văn phòng điều phối cấp tỉnh. Lập quy hoạch nông thôn mới cho 173 xã; xây dựng đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh và 17 huyện, thị xã, thành phố... Đến nay, kết quả đạt được dừng lại con số 13 xã của huyện Kbang được Trung ương chọn làm điểm hoàn thành quy hoạch, 70 xã hoàn thành rà soát, 24/186 xã xây dựng đề án đang chờ thông qua Hội nghị quân dân chính Đảng. Theo đánh giá của Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh- ông Phạm Thế Dũng thì, tiến độ thực hiện quá chậm. Lẽ ra, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh phải hoàn thành khâu quy hoạch trong tháng 6-2011; thời gian này phải thống kê tiêu chí đạt và không đạt so với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của từng xã làm cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện các bước tiếp theo.
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Phó Giám đốc Sở Xây dựng- ông Đỗ Tiến Đông- cho rằng: Công tác xây dựng quy hoạch nông thôn mới diễn ra chậm do trước đây, các địa phương tập trung lo công tác bầu cử HĐND các cấp, việc điều tra khảo sát hiện trạng nông thôn diễn ra chậm so với kế hoạch nên thiếu số liệu xây dựng quy hoạch nông thôn mới theo tiến độ. Nhưng ngoài nguyên nhân khách quan, quá trình thực hiện Chương trình này đã hiển lộ cả những nguyên nhân chủ quan và quy định phân công nhiệm vụ không hợp lý. Theo lãnh đạo Sở Nội vụ, Trung ương giao việc xây dựng trụ sở xã cho Bộ Nội vụ, nhưng Bộ chưa có hướng dẫn nên Sở cũng chưa thể hướng dẫn cho các địa phương. Việc phân công Sở Nội vụ đảm trách xây dựng trụ sở xã là… “hơi” trái với chuyên môn. Tỉnh nên xem xét điều chuyển việc xây dựng trụ sở xã cho cơ quan khác.
Ông Nguyễn Quốc Minh- Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) lại nêu nguyên nhân chậm tiến độ là do các địa phương nắm bắt chưa hết nội dung thực hiện chương trình. Đặc biệt, đến thời điểm này, quy định quyết toán nguồn vốn chưa rõ ràng, nhất là kinh phí phục vụ công tác tập huấn nên nhiều địa phương chỉ tạm ứng ngân sách cấp mình để tổ chức tập huấn, kinh phí do Chương trình phân bổ vẫn… chưa sử dụng. Các địa phương đang lúng túng trong việc lồng ghép các chương trình đã đầu tư trên địa bàn thời gian qua vào tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận, Sở này chưa có hướng dẫn lồng ghép vì chưa định hình cơ chế, cách thức lồng ghép như thế nào.Cùng với những nguyên nhân trên, một số sở phân khai kế hoạch, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới cho các địa phương rất hạn chế và thậm chí có sở chưa phân khai… dẫn đến chậm tiến độ thực hiện. Theo Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên nhân cơ bản là các sở, ngành chưa nghiên cứu hết các văn bản liên quan đến Chương trình để hướng dẫn các địa phương thực hiện. Chưa nắm hết nội dung của Chương trình. Đơn cử như quy trình thực hiện các hạng mục là do nhân dân làm, dân không làm được thì giao cho tổ, nhóm tại địa phương. Khi hai thành phần này không làm được mới tiến hành đấu thầu. Hơn nữa, trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh, địa phương, xã tổ chức tập huấn, tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, song kết quả không như mong muốn, chưa tạo sự chuyển biến nhận thức trong Ban Chỉ đạo, cả trong cấp ủy Đảng.  Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Các sở, ngành chuyên môn bám vào tiêu chí để hướng dẫn cụ thể phần việc thuộc chuyên môn của mình làm cơ sở cho các địa phương thực hiện. Phần việc này phải hoàn thành trong tháng 7-2011. Các sở, ngành nghiên cứu kỹ tài liệu làm tốt phần việc của mình, đồng thời tích cực bám huyện, xã nắm bắt tiến độ thực hiện gắn với phân kỳ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo quy định.
Quang Văn

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai vẫn luôn quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Ở chiều ngược lại, người lao động luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển.