Đại biểu QH Gia Lai: Trồng trả lại rừng, không chuyển đổi mục đích khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV dành cả ngày 30 và buổi sáng 31-5 thảo luận ở hội trường nhằm đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017. 
Năm 2018, chúng ta đã đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, nhiều chỉ tiêu đạt cao hơn số đã báo cáo Quốc hội. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08% (đã báo cáo trên 6,7%), cao nhất kể từ năm 2008, thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. GDP bình quân đầu người đạt 2.590 USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng 13,2% (đã báo cáo 11,2%), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 480 tỷ USD và xuất siêu 6,8 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Thu ngân sách nhà nước vượt 8% so với dự toán (đã báo cáo vượt 3%); bội chi 3,46% GDP (đã báo cáo 3,67%); nợ công ở mức 58,4% GDP (đã báo cáo 61,4%).
Tình hình 4 tháng đầu năm 2019, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng 2,71%, thấp nhất trong 3 năm qua. GDP quý I đạt 6,79%. Tổng thu NSNN 4 tháng tăng 13,9%, đạt 36,7% dự toán năm.
Phát biểu ở hội trường, đại biểu Đinh Duy Vượt, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đánh giá cao công tác của Chính phủ trong thời gian vừa qua. Chính phủ đã chỉ đạo ngành Công an, Ngân hàng, Nông nghiệp kịp thời trực tiếp xuống các địa phương, trong đó có Tây Nguyên chỉ đạo tổ chức các hội nghị, đề ra các giải pháp khả thi, từng bước đẩy lùi "tín dụng đen", các hoạt động băng nhóm mang tính xã hội đen, quyết liệt ngăn chặn dập dịch tả lợn châu Phi, tháo gỡ khó khăn cho người trồng tiêu, nuôi lợn và nhiều sáng kiến giải pháp căn cơ, quảng bá mở rộng thị trường, kết nối sản phẩm nông nghiệp đến nơi tiêu thụ trong và ngoài nước để nền nông nghiệp nước ta tăng trưởng ngoạn mục. Tuy nhiên, đại biểu kiến nghị Quốc hội và Chính phủ một vài thực trạng bức xúc tiềm ẩn sự bất ổn cần Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, điều hành.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Duy Vượt. Ảnh: Vũ Định
Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Duy Vượt phát biểu tại hội trường. Ảnh: Vũ Định
Tây Nguyên là khu vực góp phần quan trọng cung cấp năng lượng điện, thủy điện, nguồn nước, sinh quyển cho sự phát triển của Tây Nguyên, miền Trung, thậm chí Nam bộ trước mắt và hàng trăm năm sau, trong đó giữ rừng có vai trò quyết định. Việc chuyển đổi hàng ngàn hecta rừng nghèo để trồng cao su dẫn đến diện tích rừng giảm mạnh. Bên cạnh đó, hiện trạng hàng ngàn hecta đất đang sử dụng kém hiệu quả, sai mục đích, doanh nghiệp ôm đất chờ thời rất lãng phí nguồn lực đặc biệt này. Cũng không loại trừ tiềm ẩn rủi ro cho kinh tế và an ninh chính trị. Chính vì vậy, đại biểu đề nghị Trung ương và các bộ, ngành liên quan kiên định, kiên quyết trồng trả lại rừng, không cho chuyển đổi mục đích khác, nhất là mục đích làm điện mặt trời, điện gió trên vùng đất này, vì diện tích mặt hồ thủy lợi, sông suối, núi đá còn rất lớn để làm điện măt trời. Ai cũng biết chỉ có rừng mới giải quyết được căn cơ, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt. Hiện nay, mỗi năm thiệt hại sinh mạng hàng trăm người cũng như tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng khắc phục cho thiên tai. Nhằm thực hiện chủ trương, chỉ thị của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, đại biểu đề nghị các bộ, ngành quan tâm, bổ sung kinh phí cho việc trồng rừng, bảo vệ rừng và các chính sách đã ban hành vừa qua. 
Theo số liệu thống kê, hiện nay vẫn còn 15.846 hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở, 32.000 hộ thiếu đất sản xuất và có xu hướng ngày càng tăng, dễ bị thế lực phản động và kẻ xấu kích động, tiềm ẩn bất ổn về an ninh chính trị. Chính vì vậy, đại biểu đề nghị Trung ương tiếp tục tập trung nguồn lực giải quyết vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất, là công cụ quang trọng, then chốt giúp người dân có tư liệu sản xuất, giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống, góp phần ổn định chính trị. Đồng thời, đề nghị không quy hoạch, phê quyệt dự án có thu hồi đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số khi chưa được bố trí đất tái định cư và đất định canh, xem xét thận trọng phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước về đất đai ở Tây Nguyên nhằm hài hòa các lợi ích, đảm bảo sinh kế lâu dài của nhân dân. 
Bên cạnh đó, việc quy định tự chủ, xã hội hóa giáo dục và ưu tiên liên quan xin giao đất, xây dựng phân hiệu, cơ sở đào tạo, đầu tư hoành tráng nhiều tỷ đồng nhưng không có sinh viên, vậy mà một số tỉnh vẫn đua nhau nở rộ các phân hiệu trường đại học kể cả đào tạo thạc sĩ mà dấu hiệu, mục tiêu làm kinh tế là chính, nhằm lợi dụng tối đa về đất, về tự chủ, cạnh tranh thu hút sinh viên bằng nhiều cách. Ngay từ đầu vào, học hành giảng dạy khi tốt nghiệp ra trường với điểm cao chót vót, nhưng chất lượng hạn chế, luồn lách đua vào các cơ quan nhà nước, đây cũng là mầm móng trì trệ ảnh hưởng không nhỏ tới bộ máy trong hệ thống chính trị bởi kiểu công vụ thu hồi vốn hơn mục tiêu phục vụ nhân dân. Đồng thời, chúng ta tính đến kéo dài thời gian về hưu gây ra tác động không hề nhỏ, vì mỗi năm tỉnh nào cũng có hàng trăm sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường thiếu việc làm, chưa tính đến sinh viên cử tuyển, vì vậy chúng ta nhìn nhận đánh giá, dự báo khoa học trách nhiệm nếu không đây sẽ là lãng phí lớn cho xã hội và gia đình, đồng thời chứa đựng tiềm ẩn bất ổn cho xã hội. Đại biểu đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, chấn chỉnh và ngăn chặn nhằm tránh lãng phí, dàn trải nguồn lực của gia đình, địa phương và quốc gia. 
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sớm có hướng dẫn việc sắp xếp sáp nhập các xã để đạt lộ trình nghị quyết Trung ương đề ra.
Vũ Định

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.