Thủ đô Hà Nội trước vận hội mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 10-10-1954, trước đông đảo các tầng lớp nhân dân hân hoan mừng thủ đô giải phóng, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ-Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội, đọc lời kêu gọi của Bác Hồ. Trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Sau cuộc biến đổi lớn, việc khôi phục lại đời sống bình thường sẽ phức tạp khó khăn. Nhưng, Chính phủ có quyết tâm, toàn thể đồng bào ở Hà Nội đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ thì chúng ta nhất định vượt được mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: Làm cho Hà Nội thành một thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh”. Hiện thực hóa lời dạy của Bác, 60 năm qua, Hà Nội đã vươn lên...

Khó khăn chồng chất sau ngày giải phóng

“Bấy giờ, cuộc sống của người dân ngoại thành Hà Nội khó khăn lắm. Ruộng đất hoang hóa, cằn cỗi nên cấy lúa, trồng cây rất vất vả”-cụ Nguyễn Thị An (86 tuổi, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) kể với chúng tôi như thế.

 

Hồ Gươm những ngày này như lộng lẫy hơn bởi hình ảnh thủ đô văn hiến, dòng chữ kỷ niệm 60 năm được kết bằng hàng ngàn bông hoa nhỏ
Hồ Gươm những ngày này như lộng lẫy hơn bởi hình ảnh thủ đô văn hiến, dòng chữ kỷ niệm 60 năm được kết bằng hàng ngàn bông hoa nhỏ

Quả là công việc sản xuất, kinh doanh của Hà Nội thuở ấy cực kỳ khó khăn. Theo tài liệu được lưu giữ của Hà Nội do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cung cấp, chế độ thuộc địa thực dân Pháp đã để lại hậu quả và tàn tích rất nặng nề cho Hà Nội. Nền nông nghiệp thủ đô khi ấy bị tàn phá nghiêm trọng, hàng ngàn ha ruộng bị bỏ hoang, hàng vạn trâu, bò bị giết hại, các công trình thủy lợi không được quan tâm tu bổ nên hầu hết bị sụt lở, dẫn tới đồng ruộng khô cằn, hạn hán triền miên.
 

Ngày 3-10, tại Bảo tàng Hà Nội, khoảng 300 đại biểu đại diện cho các cơ quan trung ương, thành phố Hà Nội, các nhà khoa học trong nước và quốc tế tham dự Hội thảo khoa học “60 năm giải phóng thủ đô-Thành tựu, thời cơ và phát triển”.

Không chỉ có ngành nông nghiệp gặp khó khăn, các ngành kinh tế khác của Hà Nội khi ấy cũng đều rất bê bết. Kết cấu hạ tầng của Hà Nội ở tình trạng rất lạc hậu, nhỏ bé. Các cơ sở sản xuất cũng nhỏ lẻ, trong tình trạng ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Cả thành phố chỉ có 6 xí nghiệp với máy móc cũ kỹ, lạc hậu, hư hỏng nặng và có khoảng 1.500 cơ sở sản xuất với khoảng 5.000 nhân công. Quy mô dân số của Hà Nội khi ấy chỉ khoảng 200.000 người, nhưng số người thất nghiệp lên tới 77.000 người, 70.000 người mù chữ…

Tất cả những khó khăn ấy đặt ra cho Hà Nội những nhiệm vụ hết sức nặng nề trong công cuộc dựng xây và kiến thiết lại thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ.

Sức vươn Phù Đổng

 

Hà Nội hôm nay
Hà Nội hôm nay

Cụ An kể, tuy khó khăn như thế, nhưng nhờ cần cù, chịu khó, nông dân ngoại thành Hà Nội đã nhanh chóng khôi phục sản xuất; hàng vạn người trẻ, già, lớn, bé đồng sức đồng lòng gia cố các công trình thủy lợi, đào giếng tìm nước chống hạn. Nhờ vậy, màu xanh đã phủ đều trên những cánh đồng hoang hóa trước kia, năng suất cây trồng ngày càng được nâng cao.

Lật giở những trang tài liệu về tình hình kinh tế-xã hội thủ đô khi ấy, chúng tôi thấy rằng, ngành công nghiệp thủ đô đã có sự phát triển vượt bậc. Chỉ sau 3 năm, kể từ ngày giải phóng, từ 6 xí nghiệp xập xệ ban đầu, Hà Nội đã phát triển được 45 xí nghiệp quốc doanh, tạo việc làm cho hàng vạn lao động.

60 năm sau, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, các vùng ngoại thành của Hà Nội xưa giờ đều đã trở thành những khu đô thị hiện đại, sầm uất, tấp nập kẻ bán người mua. Cụ An từ lâu đã không còn làm ruộng nữa, con cháu của cụ đều được học hành đầy đủ, có việc làm tốt, thu nhập cao, nhà cửa đề huề. Nhìn rộng ra, tuyệt đại đa số người dân Hà Nội giờ đều đã có cuộc sống khấm khá với mức thu nhập bình quân đầu người mỗi năm khoảng 70 triệu đồng, tương đương với hơn 3.300 đô la Mỹ. Những ngày tháng khó khăn thuở Hà Nội trước và những ngày đầu sau giải phóng giờ chỉ còn là ký ức của lớp các cụ già tóc bạc, da mồi như cụ An, tuổi trẻ không có nhiều người biết và nhớ đến nữa…

Vận hội mới

 

Cột cờ Hà Nội là niềm tự hào của người dân thủ đô
Cột cờ Hà Nội là niềm tự hào của người dân thủ đô

Trong thời kỳ kinh tế thế giới và trong nước gặp phải những khó khăn trầm trọng do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, từ năm 2008 đến năm 2014, kinh tế Hà Nội vẫn duy trì được đà tăng trưởng cao với tốc độ tăng bình quân 9,23% mỗi năm. Khi nền kinh tế thế giới và trong nước đang dần bước ra khỏi bức tranh ảm đạm để bắt đầu một chu kỳ phát triển mới, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam, Hà Nội sẽ càng có nhiều thời cơ thuận lợi hơn để đẩy mạnh phát triển kinh tế, phấn đấu hoàn thành tâm nguyện của Bác-“Làm cho Hà Nội thành một thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh”.
 

Những danh hiệu thi đua

- Năm 1999, thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục-Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”.

- Năm 2000, Chủ tịch nước đã ký bằng tặng thưởng thành phố Hà Nội danh hiệu “Thủ đô anh hùng” vì đã có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

- 5 năm liền (2008-2012), thành phố được tặng cờ thi đua của Chính phủ.

- Năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng (lần thứ 3).

- Nhiều tập thể, cá nhân của thành phố cũng được tặng thưởng các danh hiệu cao quý của Nhà nước.

Với những kết quả đạt được, Hà Nội đã có thể tự tin đặt mục tiêu trở thành địa phương đi đầu, về đích sớm từ 1 đến 2 năm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó sẽ là sự đóng góp rất tích cực của Hà Nội để cùng cả nước hoàn thành mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Để hoàn thành mục tiêu trên, Đảng bộ, HĐND và UBND thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều chủ trương, chính sách, kế hoạch và lộ trình cụ thể, xác định rõ hai khâu đột phá chiến lược. Khâu đột phá thứ nhất là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân; tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Khâu đột phá thứ hai là tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông, cấp, thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường.

Với sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thủ đô, với tiềm năng, lợi thế lớn và những tiền đề quan trọng đã đạt được, có lẽ mục tiêu về đích sớm từ 1 đến 2 năm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hà Nội sẽ sớm được hiện thực hóa. Hy vọng, 5 năm sau, trong dịp kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng thủ đô, Hà Nội sẽ trở thành địa phương đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa để bước vào một chặng đường mới trong dựng xây và phát triển thủ đô sánh ngang với các thủ đô và đô thị hiện đại khắp năm châu…

Chiến thắng

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.