Thanh lọc không khí trong nhà với những nguyên liệu rẻ tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngoài mở cửa sổ để tạo không gian thoáng mát, thường xuyên lau dọn nhà cửa và các đồ vật trong nhà thì đừng quên áp dụng những cách thanh lọc không khí, tiệt trùng nhà cửa hiệu quả bằng những nguyên liệu sau.

Hành Tây

Hành tây là nguyên liệu sẵn có trong gian bếp của bất cứ gia đình nào. Hành tây chứa chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, hành tây có tác dụng rất tốt trong việc điều trị cảm cúm, cảm lạnh, sổ mũi, ngạt mũi, cảm gió, hắt hơi.

Hãy lấy 4 củ hành tây đặt vào trong 4 cốc nước sao cho rễ hành tây ngập trong nước tạo điều kiện cho rễ phát triển. Sau đó, đặt các cốc nước chứa hành tây ở góc nhà. Các chất chống oxy hóa trong hành tây sẽ lan tỏa khắp nhà giúp bầu không khí luôn trong lành, sạch sẽ, phòng ngừa hiệu quả các bệnh cảm cúm, nghẹt mũi, làm tăng sức đề kháng cho mọi người.


 

Những nguyên liệu tưởng chừng đơn giản nhưng lại hết sức hiệu quả trong việc thanh khuẩn không khí nhà cửa. Đồ họa: Phương Duy
Những nguyên liệu tưởng chừng đơn giản nhưng lại hết sức hiệu quả trong việc thanh khuẩn không khí nhà cửa. Đồ họa: Phương Duy


Sử dụng vỏ bưởi

Ngoài công dụng để nấu chè, phơi khô để gội đầu thì vỏ bưởi còn phát huy hiệu quả trong việc đuổi ruồi, muỗi, gián, kiến. Phương pháp đuổi côn trùng bằng vỏ bưởi rất hiệu quả, an toàn, tiết kiệm và dễ thực hiện.

Bạn có thể cho vỏ bưởi vào chén, túi lưới hoặc rải xung quanh các ô cửa trong nhà ở những nơi côn trùng thường lui tới. Ngoài ra, cũng có thể đun nước cùng vỏ bưởi để xông nhà. Với những ai thích mùi thơm của sả thì có thể thêm vài nhánh sả vào trong nồi nước bưởi đang đun.

Xông nhà bằng vỏ bưởi sẽ giúp xua đuổi các loài côn trùng đang ẩn nấp trong nhà, thanh lọc không khí và tạo cảm giác dễ chịu nhờ mùi thơm mà vỏ bưởi tiết ra.

Dùng bồ kết

Dùng 3-10 quả bồ kết tùy vào diện tích cần xông, đốt ở trong chậu nhỏ và đặt ở các góc phòng. Lưu ý đặt ở vị trí an toàn để tránh bị bỏng. Phương pháp đốt bồ kết âm ỉ, liên tục giúp saponin và các hợp chất khác có trong bồ kết thăng hoa, hòa lẫn vào khói, lan tỏa vào đường hô hấp, bám đọng vào niêm mạc, từ đó phát huy tác dụng chống mầm bệnh.

Mặt khác, các nhóm flavonoid trong bồ kết còn tham gia bảo vệ mao mạch, duy trì sự bền vững của mao mạch và hạn chế xuất huyết. Khói bồ kết cũng góp phần làm giảm chứng suy hô hấp, khó thở.

 

http://https://laodong.vn/bat-dong-san/thanh-loc-khong-khi-trong-nha-voi-nhung-nguyen-lieu-re-tien-885448.ldo

Theo Phương Duy (LĐO)

Có thể bạn quan tâm