Sắp xuất hiện 5 hiện tượng thiên văn kỳ thú ở Việt Nam tháng 3 này

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong tháng 3 năm 2021, người yêu thiên văn sẽ được chiêm ngưỡng 5 hiện tượng thiên văn kỳ thú. Trong đó, hiện tượng đáng chú ý là sao Kim đạt ly giác cực đại phía Tây, diễn ra vào ngày 20.3 tới đây.

Theo Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội HAS, tháng 1.2021 sẽ ghi nhận 4 hiện tượng thiên văn kỳ thú.

Ngày 6.3 – Sao Thủy ở vị trí ly giác cực đại phía Tây

Sao Thủy sẽ đạt ly giác cực đại phía Tây cách Mặt Trời 27,3 độ. Đây là thời điểm tốt nhất để quan sát Sao Thủy vì nó sẽ ở vị trí cao nhất trên đường chân trời vào buổi sáng. Hãy quan sát hành tinh này ở thấp trên đường chân trời phía Đông ngay trước bình minh.

Ngày 14.3 – Trăng mới

Mặt Trăng và Mặt Trời sẽ ở cùng một phía so với Trái Đất, điều này sẽ khiến bạn không thể quan sát được nó trên bầu trời đêm. Hiện tượng này xảy ra vào lúc 00h23 (giờ Việt Nam). Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những vật thể với độ sáng mờ như các thiên hà hoặc các cụm sao bởi vì chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ mặt trăng.

Ngày 20.3 – Xuân phân

Hiện tượng này xảy ra vào lúc 23h27 (giờ Việt Nam). Mặt Trời sẽ chiếu sáng chính xác ở trên đường xích đạo của Trái Đất, điều này khiến cho thời gian giữa ngày và đêm xấp xỉ bằng nhau ở mọi nơi trên thế giới. Đây cũng là ngày đầu tiên của mùa Xuân (Xuân phân) ở bán cầu Bắc và ngày đầu tiên của mùa Thu (Thu phân) ở bán cầu Nam.

Ngày 20.3 – Sao Kim đạt ly giác cực đại phía Tây

Sao Kim đạt ly giác cực đại phía Tây cách Mặt Trời 46.6 độ. Đây là thời điểm tốt nhất để quan sát Sao Kim vì nó sẽ ở vị trí cao nhất trên đường chân trời vào buổi sáng. Hãy quan sát hành tinh rực sáng này ở phía Đông bầu trời ngay trước khi Mặt Trời mọc.

Ngày 29.3 – Trăng tròn

Mặt Trăng sẽ nằm ở phía đối diện với Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất và phần hướng về phía Trái Đất của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Pha này diễn ra lúc 01h49.

Các bộ tộc bản địa châu Mỹ thời xưa gọi lần trăng tròn này là Trăng Giun (Full Worm Moon)bởi đây là thời điểm mặt đất trở nên tơi xốp và loài giun đất bắt đầu xuất hiện trở lại. Lần trăng tròn này còn được gọi là Trăng Quạ (Full Crow Moon), Trăng Băng mỏng (Full Crust Moon), Trăng Nhựa cây (Full Sap Moon), và Trăng Mùa Chay (Lenten Moon).

 

https://laodong.vn/moi-truong/sap-xuat-hien-5-hien-tuong-thien-van-ky-thu-o-viet-nam-thang-3-nay-885915.ldo

Theo An An (LĐO/HAS)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.