Hàn Quốc phóng tàu thăm dò Mặt Trăng đầu tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 5/8, Hàn Quốc đã phóng tàu thăm dò Mặt Trăng đầu tiên của nước này trong bối cảnh Seoul đẩy mạnh các chương trình vũ trụ nhằm tham gia vào cuộc đua ngoài không gian.

Tàu thăm dò Danuri (có nghĩa là “Thưởng trăng”), được phóng lên từ Mỹ bằng tên lửa Falcon 9 do công ty hàng không vũ trụ SpaceX phát triển, dự kiến sẽ tới quỹ đạo của Mặt Trăng vào giữa tháng 12 trong sứ mệnh nghiên cứu dữ liệu kéo dài 1 năm.

Hàn Quốc phóng tàu thăm dò Mặt Trăng đầu tiên. Ảnh: apa.az
Hàn Quốc phóng tàu thăm dò Mặt Trăng đầu tiên. Ảnh: apa.az

Vụ phóng nếu thành công sẽ đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới, và là quốc gia thứ 4 ở châu Á (sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ), có các hoạt động nghiên cứu Mặt Trăng từ vũ trụ.

Ông Lee Sang Ryool, Chủ tịch Viện Nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn Quốc cho biết đây là một cột mốc rất quan trọng trong lịch sử khám phá không gian của Hàn Quốc.

"Danuri mới chỉ là bước khởi đầu, nếu chúng ta quyết tâm hơn và cam kết phát triển công nghệ cho du hành vũ trụ, chúng ta sẽ có thể đến được sao Hỏa, các tiểu hành tinh, và nhiều nơi khác trong tương lai gần"-ông Lee nói.

Trong sứ mệnh kéo dài một năm, tàu Danuri sẽ sử dụng sáu thiết bị khác nhau, bao gồm một máy ảnh có độ nhạy cao do NASA cung cấp, để tiến hành nghiên cứu. Tàu sẽ điều tra bề mặt Mặt trăng để xác định các địa điểm hạ cánh tiềm năng cho các sứ mệnh trong tương lai.

Theo Bộ Khoa học Hàn Quốc, Danuri sẽ cố gắng phát triển một môi trường Internet không dây để liên kết với các vệ tinh hoặc tàu vũ trụ thăm dò. Con tàu đang sở hữu thiết bị đầu tiên trên thế giới đánh giá khả năng chịu gián đoạn kết nối trong không gian.

Đây là một phần trong chương trình vũ trụ của Hàn Quốc với mục tiêu đưa tàu thăm dò hạ cánh xuống Mặt Trăng vào năm 2030, đồng thời gia nhập nhóm 9 quốc gia đang triển khai dự án Artemis về việc trở lại Mặt Trăng vào năm 2024.

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.