Facebook hứa hẹn Messenger trên iOS sẽ gọn nhẹ hơn, nhanh hơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dựa vào tất cả kinh nghiệm gần đây, Facebook có kế hoạch thiết kế lại ứng dụng Messenger chính trên iOS với hứa hẹn mang đến giao diện gọn gàng và đơn giản hơn.
Messenger cho iOS mới sẽ tiết kiệm dữ liệu di động và hoạt động nhanh hơn/ Ảnh: AFP
Messenger cho iOS mới sẽ tiết kiệm dữ liệu di động và hoạt động nhanh hơn/ Ảnh: AFP
Theo SlashGear, bất chấp các vụ bê bối mà Facebook dính líu trong thời gian qua, gã khổng lồ truyền thông xã hội vẫn là nơi để hàng triệu người kết nối và liên lạc qua Messenger. Dịch vụ nhắn tin tức thời này đã nhận được một lượng không nhỏ các tính năng trong nhiều năm qua khiến cho giao diện của nó trở nên rườm rà rất nhiều.
Chính vì vậy, các kỹ sư phần mềm tại Facebook đã tiết lộ những thành quả của chương trình có tên Project LightSpeed như là một nỗ lực của công ty để đưa ứng dụng vào một giao diện gọn gàng hơn nhiều. Nó chủ yếu liên quan đến việc cắt giảm mã từ hơn một triệu dòng lệnh xuống dưới 400.000 dòng lệnh và tối ưu hóa các hoạt động của ứng dụng.
Nhìn bề ngoài, người dùng có thể không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào về giao diện nhưng Facebook nói rằng Messenger sẽ khởi động nhanh hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, sự tinh giảm cũng khiến quy trình của ứng dụng tiết kiệm dữ liệu hơn, giúp người dùng tiết kiệm nhiều chi phí.
Ứng dụng Messenger dựa trên Project LightSpeed mới hiện được tung ra trên iOS mà chưa có thông tin nào về việc nó sẽ đến với điện thoại Android hay không. Không chỉ là một nỗ lực riêng biệt về hiệu quả, Project LightSpeed còn có thể đóng vai trò trong việc chuẩn bị một nền tảng nhắn tin hợp nhất tất cả về một nhà mà Facebook đang muốn hướng đến.
Theo Thành Luân (ThanhNiên)

Có thể bạn quan tâm

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.