Suy thận, nhiễm độc vì chữa đái tháo đường bằng Phenformin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Viết Hậu, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu một trường hợp bệnh nhân bị suy thận cấp, máu nhiễm độc axit nặng do uống thuốc điều trị đái tháo đường có chứa chất cấm. 
Bệnh nhân là cụ ông Lê Văn M (80 tuổi, ở ​quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) nhập viện trong tình trạng nôn mửa, mệt mỏi kéo dài. 
 Loại thảo dược bệnh nhân M. uống điều trị bệnh tiểu đường.
Loại thảo dược bệnh nhân M. uống điều trị bệnh tiểu đường.
Theo lời kể của người nhà, ông M. bị đái tháo đường nhiều năm, chủ yếu điều trị thảo dược. 
Đây là loại thảo dược dạng viên, đựng trong các túi nhựa không nhãn mác được một người quen giới thiệu có tác dụng hạ đường huyết, rẻ tiền, dễ mua mà không cần khám bệnh hàng tháng. 
Cách đây vài tuần, người bệnh bắt đầu có những triệu chứng mệt mỏi, ói mửa nhiều lần, không ăn uống được nhưng không hề đau bụng, sốt hay tiêu chảy.
Nghi ngờ có vấn đề, các bác sỹ đã thực hiện xét nghiệm, phát hiện bệnh nhân bị suy thận cấp và toan máu nặng (nhiễm độc axit) với pH=6.8 (trong khi mức pH bình thường là từ 7.35-7.45). 
Xác định đây là trường hợp rất nặng, đe dọa tính mạng và bệnh nhân có thể tử vong bất kỳ lúc nào, ê-kíp trực đã nhanh chóng điều trị thuốc song song với việc lọc máu cấp cứu ngay cho người bệnh. 
“Khi xét nghiệm phân tích thành phần chuyên sâu của loại thuốc mà người bệnh sử dụng để tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi nhận thấy đây không phải là thảo dược đơn thuần mà chính là Phenformin, một loại thuốc trị đái tháo đường đã bị cấm lưu hành từ hơn 50 năm trước,” bác sỹ Nguyễn Viết Hậu cho biết. 
Cũng theo bác sỹ Nguyễn Viết Hậu, bệnh nhân Lê Văn M. may mắn vì được chẩn đoán sớm và chính xác bệnh lý, cộng với cấp cứu kịp thời nên có thể qua khỏi mặc dù hiện vẫn phải theo dõi, chăm sóc tích cực nhiều ngày với máy thở và lọc máu liên tục. 
Các trường hợp tương tự, tỷ lệ tử vong có thể lên đến hơn 50%. 
Bác sĩ Hậu còn cho biết thêm, Phenformin là thuốc được sử dụng để điều trị đái tháo đường tại Mỹ từ những năm 1950. 
Tuy nhiên, đến năm 1973, Phenformin bị cấm sản xuất và lưu hành do ghi nhận hàng loạt ca tử vong liên quan đến nhiễm acid lactic sau khi dùng thuốc.
Việc điều trị bằng thuốc này dễ xảy ra các tác dụng phụ, biến chứng gây tử vong, đôi khi diễn biến tử vong rất nhanh mà không tìm được nguyên nhân. 
Hiện Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã cấm lưu hành Phenformin nhưng nhiều cơ sở sản xuất thuốc đông y vẫn trà trộn thuốc này vào các viên đông dược không nhãn mác, gây nguy hiểm cho người bệnh. 
Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh đái tháo đường cần đến các cơ sở y tế có chuyên môn uy tín để được tư vấn điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc một cách khoa học, tránh việc tự ý dùng thuốc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Đinh Hằng (TTXVN/VIETNAM+)

Có thể bạn quan tâm

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

(GLO)- Từ ngày 23 đến 25-4, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính cho 34 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác dinh dưỡng tuyến huyện thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2024.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.