Cô học trò cầm viết bằng chân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sinh ra không có đôi bàn tay, em Y Julie đã nỗ lực tập cầm viết bằng chân để đến trường. Năm học này, em lên lớp 10 Trường THPT Trường Chinh, TP. Kon Tum.
 

Không may mắn như các bạn cùng trang lứa, bù lại Y Julie rất chăm học, suốt nhiều năm liền đạt học sinh giỏi.

“Lúc học cấp II, trường gần nhà nên việc đi lại không đáng lo ngại lắm. Tuy nhiên năm học này Y Julie lên lớp 10, trường cách nhà hơn 13 km nhưng bé vẫn nói sẽ quyết tâm đến trường” - mẹ của Julie kể.

Vượt lên số phận, Y Julie đạt nhiều thành tích trong học tập và được UBND TP. Kon Tum và Phòng GD-ĐT tặng giấy khen.

Khi hỏi về ước mơ, nét mặt Y Julie rạng rỡ: “Em ước mơ được trở thành một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về mảnh đất Tây Nguyên cho du khách. Nhưng trước mắt em phải cố gắng học tốt đã”.

Trần Thảo Nhi/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Thành “tỷ phú nông dân” nhờ chuyển đổi cây trồng

Thành “tỷ phú nông dân” nhờ chuyển đổi cây trồng

(GLO)- Dám nghĩ, dám làm là những điều chúng tôi cảm nhận được về anh Đỗ Văn Chuyên (thôn Thống Nhất, xã Ia Peng, huyện Phú Thiện). Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cùng với sự siêng năng, chịu khó, anh đã trở thành tỷ phú trên chính mảnh đất do ông cha để lại.
Mái ấm chở che ước mơ học trò nghèo

Mái ấm chở che ước mơ học trò nghèo

(GLO)- Song song với duy trì Tủ bánh mì 0 đồng, từ cuối năm 2023 đến nay, thầy Vũ Văn Tùng-Giáo viên Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai xây dựng mái ấm cho học sinh nghèo.
Hiểu lịch sử qua tranh vẽ “Em yêu chiến sĩ Điện Biên”

Hiểu lịch sử qua tranh vẽ “Em yêu chiến sĩ Điện Biên”

(GLO)- Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Em yêu chiến sĩ Điện Biên” do Tỉnh Đoàn-Hội đồng Đội tỉnh Gia Lai tổ chức không chỉ tạo cơ hội cho các họa sĩ “nhí” thể hiện năng khiếu, sự sáng tạo, mà còn là dịp để nâng cao hiểu biết về lịch sử và ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.