Chậm triển khai sử dụng vật liệu xây dựng không nung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như ô nhiễm môi trường mà các lò gạch đất sét nung mang lại, Chính phủ đã có lộ trình đưa vật liệu tương ứng vào thay thế-vật liệu xây không nung (VLXKN). Qua 3 năm thực hiện, mặc dù UBND tỉnh đã xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, song đến nay số lượng các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu quy trình sản xuất VLXKN cũng như việc đầu tư các nhà máy sản xuất tại địa bàn tỉnh ta còn rất hạn chế.

Theo nội dung chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của UBND tỉnh thì những VLXKN gồm: gạch xi măng cốt liệu, vật liệu nhẹ… Khác với sản xuất gạch truyền thống (gạch nung) là phải sử dụng nguyên liệu đất sét và dùng nhiên liệu như than, củi để đốt, thải ra khói, gây ô nhiễm môi trường, gạch không nung chỉ sử dụng xi măng, cát, mạt đá và chất phụ gia…

 

 

Việc sử dụng VLXKN thay thế gạch đất sét nung truyền thống là một xu hướng phát triển tất yếu do loại sản phẩm này có nhiều ưu điểm vượt trội, như: không dùng đất sét để sản xuất mà dùng tận dụng phế thải công nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu (như than, củi, dầu DO)… Sản phẩm có khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu nhiệt tốt, bền, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm thời gian thi công, một số loại gạch nhẹ có tỷ trọng thấp, qua đó giảm tải trọng công trình và tiết kiệm chi phí xây dựng. Do vậy, VLXKN được xem như loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và đang được Nhà nước khuyến khích sản xuất, sử dụng để thay thế gạch đất sét nung truyền thống.

Thực ra không phải bây giờ chúng ta mới biết tới VLXKN mà trước kia, loại vật liệu này cũng đã từng sử dụng để xây dựng tường rào, bếp, công trình phụ… với tên gọi gạch block hay gạch bi. Ưu điểm của loại sản phẩm này là càng để lâu càng tốt cường độ chịu lực càng cao, thời gian thi công nhanh, nhưng kích thước chúng lại không đều nhau do được sản xuất theo phương pháp thủ công và nặng hơn gạch nung truyền thống. Bởi vậy mà loại gạch này mới chỉ dừng lại ở những công trình nhỏ lẻ. Ở Việt Nam nói chung và tỉnh ta nói riêng, nhu cầu về vật liệu xây rất cao, do đang trong giai đoạn phát triển. Và để cung ứng đủ số vật liệu xây trên, chúng ta buộc phải dùng loại gạch nung và tất nhiên, sẽ phải chấp nhận những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Đó là việc phải sử dụng một lượng than hóa thạch khổng lồ, kèm theo đó là một lượng củi đốt rất lớn dẫn đến chặt phá rừng, mất cân bằng sinh thái. Đặc biệt, khói thải của việc nung gạch còn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Nói không ngoa rằng thói quen sử dụng gạch nung sẽ dần dần góp phần giết chết môi trường. Bởi vậy, việc sử dụng VLXKN là một xu hướng tất yếu.

Hiện trên địa bàn tỉnh ta chưa có nguồn cung VLXKN đạt tiêu chuẩn có đăng ký. Và các công trình có sử dụng vốn ngân sách khởi công mới năm 2014 đã được phê duyệt dự án và tổng mức đầu tư, theo đó, việc điều chỉnh chủng loại vật liệu sẽ ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư và tiến độ khởi công các dự án. Đây được coi là những nguyên nhân chính khiến việc sử dụng VLXKN trên địa bàn tỉnh chậm theo chỉ đạo của Chính phủ và so với các tỉnh khác trong cả nước. Bởi vậy, theo đề xuất của Sở Xây dựng về lộ trình sử dụng VLXKN, đã được sự đồng ý của UBND tỉnh, từ năm 2015, tại các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước buộc phải sử dụng 50% vật liệu không nung (đối với các các đô thị loại III) và tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 30%. Đối với các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ năm 2015, phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 sử dụng tối thiểu 50% VLXKN loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều nguồn nguyên liệu thích hợp cho việc phát triển sản xuất gạch không nung như xi măng, cát, bột đá, đất đồi… Nhưng số lượng các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu quy trình sản xuất gạch không nung, có ý định đầu tư sản xuất còn ít. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy sản xuất gạch xi măng cốt liệu, các dự án đang triển khai có dự án sản xuất VLXKN của Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế-Tổng Công ty 15 có quy mô dự kiến 20 triệu viên QTC/năm đã thực hiện thẩm định dự án, TKCS. Thêm nữa là một số cơ sở sản xuất gạch xi măng cốt liệu ở quy mô nhỏ, sản phẩm chưa được công bố hợp quy, hợp chuẩn, chủ yếu phục vụ nhu cầu xây dựng nhà ở riêng lẻ. Đối với gạch bê tông khí chưng áp thì chỉ có Công ty TNHH Xây dựng-Sản xuất và Thương mại Hoa Đá-Chi nhánh TP. Pleiku đã đầu tư dây chuyền sản xuất với công suất khoảng 1 triệu viên/năm.

Hiện nay, Sở Xây dựng đã chủ động xây dựng giá của gạch không nung để đưa vào công bố giá vật liệu hàng tháng của Liên sở Xây dựng-Tài chính dựa trên cơ sở giá cung cấp của các đơn vị sản xuất trên địa bàn các tỉnh lân cận. Việc giãn tiến độ sử dụng VLXKN nhằm tháo gỡ vướng mắc hiện nay và tạo điều kiện cho các địa phương, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh có thời gian chuẩn bị đầu tư sản xuất VLXKN.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).