Bộ trưởng Đào Hồng Lan khen điều dưỡng cấp cứu bé bị sặc sữa trên xe taxi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gửi thư khen ngợi điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo, người đã cấp cứu cháu bé bị sặc sữa, ngưng thở khi không có phương tiện hỗ trợ.

Trong thư khen, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đánh giá bằng phản xạ nghề nghiệp nhanh nhẹn và kỹ năng cấp cứu thành thạo, điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo công tác tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, đã thực hiện các biện pháp cấp cứu cho cháu bé bị sặc sữa, ngừng thở trên xe taxi và tiếp tục hỗ trợ đưa cháu đi cấp cứu tại bệnh viện.

Việc làm của điều dưỡng Thảo đã cứu sống tính mạng cháu bé, đem lại niềm hạnh phúc to lớn cho gia đình.

Lãnh đạo TP Hải Phòng biểu dương, khen thưởng điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo.

Lãnh đạo TP Hải Phòng biểu dương, khen thưởng điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo.

Khen ngợi và biểu dương "sự chuyên nghiệp, tính nhân văn, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp" của điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đánh giá: "Hành động của chị lan tỏa tấm gương sáng về y đức và tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ ngành y tế".

Người đứng đầu ngành y tế mong chị Thảo vững vàng trong chuyên môn nghiệp vụ và tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Cùng ngày, UBND TP Hải Phòng đã trao bằng khen và 10 triệu đồng cho điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo. Ngoài ra, chị còn được nhận Giấy khen của Chủ tịch UBND quận Kiến An.

Trước đó, nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo kịp thời cấp cứu bé sơ sinh 7 ngày tuổi ngừng thở, ngừng tim do ngạt sữa.

Sự việc xảy ra vào khoảng 21 giờ ngày 4-7, tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Khi đang cùng gia đình trên đường về nhà, điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo thấy một người đàn ông lớn tuổi hốt hoảng bế trên tay một cháu nhỏ sơ sinh tím tái chạy ra ngoài đường như tìm xe taxi chở đi cấp cứu. Phía sau, một người phụ nữ trong tinh thần hoảng loạn, khóc thất thanh như cầu cứu.

Linh tính cháu bé đang gặp nạn, bằng linh cảm của một người mẹ có con nhỏ và kỹ năng, trách nhiệm của một điều dưỡng, ngay lập tức chị Thảo dừng xe, chạy tới và giới thiệu nhanh mình là nhân viên y tế của Bệnh viện Trẻ em, để mình cấp cứu cho bé.

Điều dưỡng Thảo thăm bé sơ sinh sặc sữa, ngưng thở được chị cấp cứu ngoại viện. Ảnh: Minh Lý

Điều dưỡng Thảo thăm bé sơ sinh sặc sữa, ngưng thở được chị cấp cứu ngoại viện. Ảnh: Minh Lý

Vừa nói, chị vừa đón tay đỡ bé từ tay người đàn ông lớn tuổi và đưa vào ghế sau xe taxi vừa chạy đến. Không kịp nghĩ nhiều, điều dưỡng Thảo tập trung cao độ xử lý cấp cứu cho bé như ép tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt, hút mũi miệng trực tiếp... trong lúc xe taxi chạy về Bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên.

Khoảng 10 phút sau, xe taxi đã tới Bệnh viện Thủy Nguyên. Tại đây, điều dưỡng Thảo bế cháu bé chạy vào Khoa cấp cứu và thông tin cho các đồng nghiệp "bệnh nhân đã ngừng thở, ngừng tim, đề nghị mọi người lấy nội khí quản để cấp cứu cho bệnh nhân". Cùng với đó, chị Thảo tham gia cấp cứu cho cháu bé cùng các bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Thủy Nguyên.

Sau hơn 1 phút, bé sơ sinh có mạch đập trở lại và được chuyển đến Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng điều trị chuyên sâu.

Qua 6 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhi tốt hơn, các thông số trong máu dần trở về bình thường. Hiện cháu bé còn thở ôxy và đang được theo dõi, điều trị phục hồi sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Sur A (xã Ia Ko) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản với chị Rơ Mah Beh (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Q.T

Chư Sê đẩy mạnh truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới

(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai Dự án 8 Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, hoạt động tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Sê đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Nhiều ý kiến cho rằng trong thời đại công nghệ số, khi thông tin tràn lan và dễ dàng tiếp cận, khả năng tập trung của người trẻ ngày càng giảm dần. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống.
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.