10 loài động vật mới được phát hiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhện hổ, chim chích Campuchia hay cá mập Epaulette là những loài động vật mới được phát hiện trong những năm gần đây dù chúng tồn tại lâu nay trên thế giới.

1. Thằn lằn cụt chân

 

 

Thằn lằn cụt chân được phát hiện tại sân bay quốc tế Los Angeles, Mỹ. Chúng có nhiều khác biệt so với rắn như khả năng tự tách đuôi để trốn thoát trong các trường hợp khẩn cấp và còn có mí mắt mà rắn không có, hàm cứng và không linh hoạt như rắn. Đây là bò sát hậu duệ của thằn lằn bốn chân thông thường, trong khi rắn tiến hóa từ loài thằn lằn bốn chân cực hiếm.

2. Cá mập Epaulette

 

 

Các mập epaulette được phát hiện tại Indonesia, thường sống ở vùng nước cạn dưới đáy đại dương. Thay vì bơi, chúng "đi bộ" bằng cách luồn lách cơ thể và đẩy hai chiếc vây có hình dáng như mái chèo. Loài cá này tiến hóa để thích nghi với hoạt động về đêm, chúng có thể tăng lượng máu cho não và đóng lại các chức năng thần kinh không cần thiết, nhờ đó có thể sống sót hàng giờ trong điều kiện không có oxy.

3. Gấu trúc Olinguito

 

 

Olinguito là loài động vật có vú mới thuộc họ gấu trúc được Kristofer Helgen phát hiện vào tháng 8. Olinguito nặng trung bình khoảng 900 gram, thường ăn trái cây và côn trùng, sống trong các khu rừng của dãy núi Andes tại Ecuador và Colombia. Tên của chúng bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "olingo bé nhỏ", vì có hình dáng tương tự như loài olingo nhưng có kích cỡ nhỏ hơn. Gấu trúc Olinguito từng bị nhầm lẫn với loài olingo trong nhiều năm.

4. Chuột Boki Mekot

 

 

Các nhà khoa học phát hiện loài chuột Boki Mekot trong khi thám hiểm ở đảo Halmahera tại Indonesia. Loài gặm nhắm này có kích cỡ nhỏ, lông màu nâu xám, phần bụng màu trắng và có một điểm trắng ở cuối đuôi. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy đây là loài ăn tạp và có các đặc trưng DNA của các loài động vật từ phương Tây di cư qua châu Á.

5. Ếch Oreophryne

 

 

3 loài ếch mới thuộc giống Oreophryne là Oreophryne cameroni, Oreophryne parkopanorum và Oreophryne gagneorum được phát hiện tại Papua New Guinea. Ếch Oreophryne hiện có 7 loài, mỗi loài có kích thước nhỏ chỉ 20 mm. Các nhà nghiên cứu cho rằng khu vực này vẫn còn có thể có nhiều loài sinh vật mới chưa được khám phá.

6. Bọt biển Chondrocladia lyra

 

 

Bọt biển Chondrocladia lyra, còn gọi là bọt biển đàn hạc vì có hình dáng như cây đàn hạc, được phát hiện ở vùng biển ngoài khơi bang California, Mỹ, bằng thiết bị thăm dò tự hành. Khác với các loài bọt biển khác ăn vi khuẩn hay chất hữu cơ, Chondrocladia lyra là bọt biển ăn thịt. Loài bọt biển này có các tua dài nhô ra từ tĩnh mạch, gai nhỏ trên các tua sử dụng để bẫy cá đi qua sau đó bọc con mồi trong một chiếc màng mỏng và tiêu hóa dần.

7. Cá mập đầu búa Carolina

 

 

Cá mập đầu búa Carolina được phát hiện vào năm 2006 nhưng không được đặt tên chính thức cho đến tận năm nay. Loài cá mập được đặt tên theo khu vực phát hiện là vùng biển nam Carolina, Mỹ. Đặc điểm chính để phân biệt chúng với các loài cá mập khác là số lượng các đốt sống. Các nhà khoa học cho rằng loài cá mập này tồn tại phổ biến trên thế giới nhưng khó xác định vì thói quen di cư của chúng vẫn còn là một bí ẩn lớn.

8. Chim chích Campuchia

 

 

Chim chích Campuchia (Cambodia Tailorbird) là loài chim nhỏ, có một chùm màu đỏ da cam trên đầu, được phát hiện tại thủ đô Phnom Penh. Tên gọi Tailorbird xuất phát từ mức độ tỉ mỉ khi những con chim tự dệt những chiếc lá lại với nhau để xây tổ. Loài chim này có bề ngoài khá giống với các loài chim chích thông thường, tuy nhiên sau khi nghiên cứu lông, ADN và tiếng hót, các nhà khoa học kết luận đây là một loài chim chích mới. Chim chích Campuchia hiện nằm trong danh sách các loài động vật bị đe dọa vì môi trường sống của chúng đang bị thu hẹp dần.

9. Cá voi sát thủ

 

 

Cá voi sát thủ là loài lớn nhất trong họ cá voi và cũng là loài cá voi ăn thịt hung dữ nhất đại dương. Đến nay, các nhà khoa học phát hiện và công nhận 3 loài cá voi sát thủ trên thế giới. Đây là loài cá voi sát thủ thứ 4 được phát hiện tại phía nam Ấn Độ Dương. Đặc điểm phân biệt của loài mới này bao gồm những khác biệt trong hành vi, thói quen ăn uống, chuỗi gen di truyền và hình dáng đầu nhỏ có mảng trắng nhỏ ở mắt.

10. Nhện hổ

 

 

Loài nhện hổ (Poecilotheria) mới có tên khoa học là Poecilotheria rajaei, được phát hiện ở miền bắc Sri Lanka. Loài nhện mới có thước khoảng 20 cm, dọc theo chân và cơ thể có các sọc xám và vàng. Trước đây, nhện vốn thường sống trên cây, nhưng từ khi nạn phá rừng gia tăng làm hủy hoại môi trường tự nhiên, chúng bắt đầu di chuyển vào các tòa nhà cũ bị bỏ hoang.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

​Vẽ gà - thú chơi bất tận

​Vẽ gà - thú chơi bất tận

Không phải ngẫu nhiên con gà có mặt trong mỹ thuật Việt từ rất lâu đời. Những họa tiết trang trí gốm từ thời Bắc thuộc, Lý, Trần, Lê đã có rất nhiều hình vẽ con gà rất sinh động.
Vẻ đẹp say lòng người của An Giang

Vẻ đẹp say lòng người của An Giang

Rong ruổi về miền Tây Nam Bộ, ghé thăm Châu Đốc, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh bình của cánh đồng thốt nốt, đồng lúa xanh ngắt và cuộc sống của người dân làng nổi cá bè.
Gia Lai: Xử lý nghiêm vi phạm về chiếu tia laser làm mất an toàn hàng không

Gia Lai: Xử lý nghiêm vi phạm về chiếu tia laser làm mất an toàn hàng không

(GLO)- Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai tại Công văn số 2979/UBND-NC. Công văn nêu rõ, thời gian qua trên địa bàn một số Cảng Hàng không, sân bay trong nước đã xảy ra hiện tượng sử dụng đèn chiếu tia laser (laze) vào tàu bay khi đang hạ cánh, uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn hàng không. Riêng địa bàn tỉnh Gia Lai, tháng 3-2016 tại Sân bay Pleiku đã xuất hiện trường hợp có tia laze chiếu vào buồng lái khi tàu bay của Hãng Hàng không Vietnam Airlines chuẩn bị hạ cánh, gây chói mắt phi công đang điều khiển…
Trẻ con-ngáp thôi cũng đáng yêu

Trẻ con-ngáp thôi cũng đáng yêu

Bé có thể làm trò này ngay từ khi còn trong bụng mẹ và một khi đã ra đến ngoài rồi, việc bé ngáp, dù là ngao ngán hay buồn ngủ, cũng đều chỉ làm mẹ thêm say đắm bé mà thôi.