Gia Lai đăng cai hội nghị toàn thể Ủy ban sông Mê Công Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 14-3, tại TP. Pleiku, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn thể Ủy ban sông Mê Công Việt Nam lần thứ nhất năm 2018. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị, về phía tỉnh Gia Lai có các đồng chí: Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Kpă Thuyên-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Hội nghị còn có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương, lãnh đạo 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và 4 tỉnh Tây Nguyên.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Trần Dung
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Trần Dung

Phát biểu chào mừng Hội nghị, đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Gia Lai là một trong 17 tỉnh thuộc lưu vực sông Mê Công và được hưởng lợi từ nguồn nước của 2 lưu vực sông Sê San và Sêrêpốk. Trong những năm qua, tỉnh đã quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển tích cực. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn nước ở các lưu vực sông cũng không tránh khỏi những tồn tại, vướng mắc. Do đó, là thành viên của Uỷ ban sông Mê Công, tỉnh Gia Lai tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ tham vấn với Uỷ ban sông Mê Công nhằm chia sẻ thông tin để sử dụng có hiệu quả nguồn nước; tích cực có những đóng góp thiết thực vào các hoạt động chung của Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam.

Sau các Hội nghị toàn thể Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam năm 2017, năm 2018 sẽ là năm bản lề triển khai thực hiện các biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Uỷ ban đặc biệt về tham mưu và điều phối; đồng thời tiếp nhận thêm các chức năng nhiệm vụ mới trong Đề án kiện toàn Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam.

Đại biểu thảo luận tại Hội nghị. Ảnh: Trần Dung
Đại biểu thảo luận tại Hội nghị. Ảnh: Trần Dung

Theo báo cáo, năm 2018 dự báo tiếp tục là năm có nhiều biến động về khí tượng thủy văn trên lưu vực sông Mê Công. Biến đổi khí hậu cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tiếp tục là thách thức đối với các ngành sản xuất, đời sống dân sinh và sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia ven sông, đặc biệt ở thượng nguồn gia tăng mạnh trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu góp phần làm suy giảm dòng chảy trong mùa kiệt, gây ra các biến động dòng chảy mùa chảy, giảm lượng phù sa về đồng bằng sông Cửu Long gây các tác động nghiêm trọng như gia tăng xâm nhập mặn, gây sạt lở lòng bờ sông bờ biển, suy giảm hệ sinh thái, sản lượng thủy sản và các ngành kinh tế xã hội khác.

Trước tình hình gia tăng các hoạt động phát triển ở thượng nguồn sông Mê Công, năm 2018, Uỷ ban sông Mê Công tiếp tục chuẩn bị và triển khai thực hiện nghiên cứu tác động chi tiết của các phương án phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mê Công và các biện pháp ứng phó; chủ động đề xuất chủ trương, đối sách của Việt Nam theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Chính phủ.

(GLO)- Chiều 14-3, tại TP. Pleiku, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn thể Ủy ban sông Mê Công Việt Nam lần thứ nhất năm 2018. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Trần Dung

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam Trần Hồng Hà cho rằng: Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cần thực hiện tốt nhiệm vụ để phát huy vai trò đối với sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên; các ý kiến đại biểu đóng góp tại Hội nghị là rất tốt, là cơ sở để Uỷ ban hoạt động tốt hơn. Hội nghị toàn thể Ủy ban sông Mê Công Việt Nam không chỉ là cơ hội để các thành viên của Ủy ban xác định lại các định hướng trong chỉ đạo, mà còn để thống nhất các giải pháp và kế hoạch hành động nhằm triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị: “Thành viên Uỷ ban cần chung tay tìm ra những giải pháp cụ thể trong vấn đề xâm nhập mặn, sạt lở, triều cường... Các bộ, ngành trong quá trình thực hiện việc rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch thì phải cung cấp và có những báo cáo đầy đủ nhất cho Uỷ ban”.

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Sức mạnh ở Tiểu đoàn SPG-9

Sức mạnh ở Tiểu đoàn SPG-9

(GLO)- Tiểu đoàn SPG-9 (Tiểu đoàn 15), Sư đoàn 320, Quân đoàn 3 được trang bị hỏa lực mạnh, cơ động nhanh là một trong những lực lượng chủ công của Sư đoàn 320 khi thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ địa bàn.


Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

(GLO)- Cùng với lực lượng Cảnh sát Cơ động (CSCĐ) cả nước, Phòng CSCĐ (tiền thân là lực lượng An ninh vũ trang thuộc Ban An ninh Gia Lai) đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh để tiến lên hiện đại. Với những chiến công xuất sắc, Phòng CSCĐ được Đảng, Nhà nước khen tặng nhiều phần thưởng cao quý.