Gia Lai: Đề nghị chuyển đổi một số rừng nghèo để thi công thủy lợi Ia Mơr

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dự án công trình thủy lợi Hồ chứa nước Ia Mơr huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai, Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt. Công trình có nhiệm vụ chính là tưới, cấp nước cho 14.347 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho 50.000 người dân trong vùng dự án đồng thời kết hợp giảm lũ cho hạ lưu, phát điện, giao thông nông thôn, nuôi trồng thủy sản và du lịch. 
 Một số diện tích đất rừng nghèo tại xã Ia Mơr huyện Chư Prông cần được giải phóng để phục vụ thi công giai đoạn 2 công trình thủy lợi Ia Mơr. Ảnh: Lương Thanh
Một số diện tích đất rừng nghèo tại xã Ia Mơr huyện Chư Prông cần được giải phóng để phục vụ thi công giai đoạn 2 công trình thủy lợi Ia Mơr. Ảnh: Lương Thanh
Hiện nay, dự án đã hoàn thành Hợp phần Hồ chứa nước Plei Pai, đập dâng Ia Lốp và đã được bàn giao đưa vào khai thác sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư, cắt giảm lũ, tưới trực tiếp cho 1.847 ha đất nông nghiệp, bảo đảm cuộc sống cho bà con dân tộc thiểu số khu tái định cư. Bên cạnh đó, Hợp phần cụm công trình đầu mối Ia Mơr và kênh chính, kênh bơm sẽ hoàn thành trong năm 2017. Sau khi hoàn thành công trình sẽ tạo kho nước 177,8 triệu m3, cắt giảm lũ cho khu vực công trình, phần kênh chính và kênh bơm sẽ đảm bảo tưới cho 620 ha thuộc khu tái định cư sau hồ chứa. Đồng thời, giai đoạn 2 của dự án là hoàn thiện hệ thống kênh, đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt chủ trương đầu tư. Việc đầu tư hệ thống kênh sẽ phát huy hiệu quả của toàn bộ dự án, cung cấp nước tưới cho 12.500 ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp, đưa khu vực Ia Mơr và Ia Lốp từ vùng đất hoang hóa chủ yếu là cây rừng khộp, trở thành vựa lúa và hoa màu trong khu vực, nâng cao thu nhập và mức sống cho nhân dân trong vùng. Trong điều kiện hiện nay Ia Mơr là một xã nghèo của huyện Chư Prông, công trình này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để ổn định đời sống dân cư, ngăn chặn du canh, góp phần ổn định chính trị vùng biên giới phía Tây của Tổ quốc, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động trong vùng dự án, hạn chế ảnh hưởng lũ lụt của mùa mưa, tăng lưu lượng dòng chảy trong mùa khô. 
Để đảm bảo mặt bằng tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của dự án theo thiết kế, cần phải chuyển đổi 91 ha diện tích rừng tự nhiên nghèo thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất, địa điểm tại các tiểu khu 989, 990, 991, 997, 1000, 1001, 1003, 1006, 1011, 1012 thuộc xã Ia Mơr huyện Chư Prông. Trên cơ sở đó, nhằm phục vụ việc thi công xây dựng công trình đúng tiến độ, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 4078/UBND-NL đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, cho phép chuyển đổi diện tích rừng nêu trên để địa phương tiếp tục phối hợp với đơn vị thi công tiến hành các bước tiếp theo trong thực hiện dự án và tổ chức xây dựng công trình theo đúng kế hoạch đề ra.
Lương Thanh

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

(GLO)- 

Bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn tại Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui năm 2024 được UBND huyện Phú Thiện tổ chức trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Phiên chợ nông sản cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản vật đặc trưng của địa phương đến với du khách trong và ngoài tỉnh.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.