Động lực cho xã nghèo Kông Pla

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau gần 5 năm triển khai, Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (IFAD) đã và đang đem lại nhiều đổi thay cho người nghèo ở xã Kông Pla (huyện Kbang).

Xã Kông Pla có tổng diện tích tự nhiên hơn 4.100 ha, trong đó gần 3.960 ha đất nông nghiệp và 138 ha đất phi nông nghiệp, 138 ha đất lâm nghiệp… Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề do tình trạng khô hạn, thiếu nước tưới vào mùa khô do hệ thống thủy lợi chưa được xây dựng nên việc canh tác chủ yếu dựa vào tự nhiên, năng suất các loại cây trồng khá bấp bênh. Dựa trên những yếu tố này, dự án IFAD đã triển khai 4 mô hình tại địa bàn xã là: mô hình trồng mía, trồng ớt và nuôi bò lai, nuôi heo thịt. Những mô hình này được đánh giá là phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác, sản xuất của người dân trong xã và có tiềm năng thị trường tốt.

 

Ảnh: Lê Hòa
Ảnh: Lê Hòa

Ông Trần Văn Sơn-Phó Chủ tịch UBND xã, kiêm Trưởng ban Phát triển xã Kông Pla cho biết: “Nhóm sở thích nuôi heo thịt thôn Tuchăn có 13 thành viên, trong đó có 2 hộ nghèo, 2/19 hộ thành viên là người dân tộc thiểu số. Tổng kinh phí thực hiện tiểu dự án hơn 591 triệu đồng, trong đó dự án hỗ trợ 120 triệu đồng, nhân dân đóng góp hơn 471 triệu đồng. Nhóm đã mua 144 con heo giống với tổng số vốn 93,6 triệu đồng; ký kết hợp đồng mua thức ăn cho heo với đơn vị cung ứng với tổng số tiền là 124,8 triệu đồng. Heo thịt khi xuất chuồng đều đạt trọng lượng trung bình trên 70 kg/con, giá bán 45 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, nhóm đã xây dựng được một nguồn quỹ để tiếp tục duy trì hoạt động và cho các hộ nghèo thành viên vay phát triển sản xuất”.

Tương tự, nhóm sở thích trồng ớt với 14 hộ thành viên đều là hộ nghèo và cận nghèo thôn Kơ Xưm trên phần diện tích 2,5 ha cũng đạt hiệu quả khả quan. “Doanh thu của cả nhóm sau vụ thu hoạch đầu tiên đạt 866 triệu đồng. Trừ chi phí, lợi nhuận còn hơn 240 triệu đồng. Trung bình mỗi hộ lãi gần 17,2 triệu đồng. Nhờ đó, một số hộ đã vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, nguồn vốn 120 triệu đồng hỗ trợ từ dự án, nhóm duy trì làm quỹ chung theo đúng cam kết giữa nhóm với Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp để tái đầu tư trong vụ tiếp theo”-chị Lương Thị Huệ-Trưởng nhóm chung sở thích trồng ớt thôn Kơ Xưm chia sẻ.

Sau gần 5 năm triển khai, từ 2 nhóm sở thích ban đầu, đến nay xã Kông Pla đã có 39 nhóm sở thích với 279 thành viên. Bên cạnh đó, từ Quỹ Phát triển xã, xã đã thi công được 1.663,76 mét đường bê tông xi măng tại các làng: Briêng, Klôm và Lợch; xây dựng 1 nhà sinh hoạt cộng đồng tại làng Briêng, giúp trên 240 hộ trong địa bàn và hơn 100 lượt người ngoài địa bàn được hưởng lợi, việc giao thương đi lại được thuận lợi, an toàn hơn. Ngoài ra, các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng mía, ớt và chăn nuôi thú y, lớp nghề xây dựng… đã giúp hàng trăm nông dân trong xã nắm bắt kỹ thuật canh tác, sản xuất mới. Hiện nay, trung bình hàng năm, nguồn lương thực toàn xã đạt 2.438 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 577 kg/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/năm... Diện tích mía của xã đã đạt khoảng 2.300 ha với năng suất đạt 65 tấn/ha.

“Thông qua quá trình triển khai với đầy đủ quy trình cần thiết, chặt chẽ, khoa học, dự án đã góp phần không nhỏ bù đắp phần còn thiếu hụt trong kỹ năng và tư duy sản xuất của người dân Kông Pla cũng như các địa phương khác nơi dự án triển khai. Đây là điểm quan trọng khẳng định ý nghĩa và hiệu quả lan tỏa lâu dài của dự án trong cộng đồng”-ông Phạm Xuân Trường-Phó Chủ tịch UBND huyện, kiêm Trưởng ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Kbang nhận định.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

(GLO)- 

Bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn tại Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui năm 2024 được UBND huyện Phú Thiện tổ chức trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Phiên chợ nông sản cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản vật đặc trưng của địa phương đến với du khách trong và ngoài tỉnh.

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.