Huyện Ia Grai: Tập trung làm đường giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh  và vốn huy động sự đóng góp của người dân. Huyện Ia Grai không ngừng đầu tư xây dựng, sửa chữa hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn các xã, thị trấn giúp việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa được thuận lợi. Phong trào này đã nhận được sự đồng thuận lớn của người dân. Hiện tại chương trình xây dựng, duy tu, sửa chữa hệ thống giao thông nông thôn tiếp tục được duy trì phát triển đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Ảnh: Nguyễn Diệp
Ảnh: Nguyễn Diệp

Là một trong 3 huyện biên giới của tỉnh có đường biên giới giáp ranh với nước bạn Campuchia, cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 20 km. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Ia Grai gồm tuyến quốc lộ 14C dài hơn 17 km nối từ Km 107+ 900 (cầu Sê San) đến điểm cuối giáp tại Km 124+900 của huyện Đức Cơ. Cùng với đó, tuyến tỉnh lộ 664 dài 58,4 km đi qua các xã Ia Dêr, thị trấn Ia Kha, Ia Tô, Ia Krái và đấu nối vào quốc lộ 14C. Bên cạnh đó, hệ thống đường nội thị dài khoảng 39,6 km, đường huyện dài 216 km; đường liên xã có chiều dài 293,93 km; đường giao thông đi lại trong các thôn, làng  dài 901,27 km…

Theo số liệu tổng hợp từ Văn phòng UBND huyện Ia Grai cho biết, từ năm 2010 đến nay toàn huyện đã đầu tư xây dựng mới; nâng cấp và sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng 140 công trình đường giao thông nông thôn trên địa bàn các xã, thị trấn tương đương  khoảng 155,9 km. Trong đó, xây mới 123 công trình với tổng  chiều dài 104,36 km; duy tu sửa chữa, bảo dưỡng 17 công trình tương đương khoảng 51,54 km. Tổng các nguồn vốn để thực hiện chương trình làm đường giao thông nông thôn lên đến 117,061 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 63,468 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 11,981 tỷ đồng; nguồn vốn huyện đầu tư 28,075 tỷ đồng và đặc biệt là nguồn vốn huy động  sự đóng góp của nhân dân lên đến 13,563 tỷ đồng.

Nhờ đó, đến nay các trục đường xã và liên xã trên địa bàn huyện đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông-Vận tải đạt 93% tương đương 190,75 km; các thôn, làng đã được cứng hóa đạt 65,59%... 13/13 xã, thị trấn đã nhựa hóa đến tận trung tâm xã.

Song song với đầu tư xây dựng mới, công tác duy tu sửa chữa và bảo dưỡng cũng được huyện quan tâm đúng mức. Từ năm 2010-2015 toàn huyện đã đầu tư duy tu, bảo dưỡng 17 công trình với số vốn trên 10,6 tỷ đồng. Nguồn vốn này xuất phát từ  từ nguồn vốn 135 và vốn sự nghiệp giao thông của huyện. Đến nay khoảng 70% các tuyến đường tỉnh và đường huyện đã được cơ quan chuyên môn cắm biển báo hiệu giao thông đường bộ.

Ông Tài Văn Trung-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Ia Grai cho biết: “Từ năm 2010 đến nay chương trình làm đường giao thông nông thôn và việc đầu tư nguồn vốn duy tu sửa chữa giao thông trên địa bàn huyện được thực hiện khá thường xuyên. Bởi hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đầu tư xây dựng từ những năm 2004 đến nay đã xuống cấp, đi lại khó khăn. Để đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi từ năm 2012 đến nay mỗi năm huyện đều dành một khoảng kinh phí từ 2 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng duy tu, sửa chữa bảo dưỡng các tuyến đường liên xã, liên thôn… Riêng trong năm nay khoảng 5 tỷ đồng, sửa chữa một số đường liên xã từ Ia Bă- Ia Hrung; đường từ xã Ia Dêr từ tỉnh lộ 664 đi thành phố Pleiku; hệ thống mương thoát nước mở rộng lề đường và làm biển báo, phát quang…”.
 
Việc đầu tư xây dựng và duy tu, sửa chữa hệ thống giao thông nông thôn thường xuyên giúp người dân đi lại thuận lợi, hàng hóa được lưu thông vận chuyển suôn sẻ… Đây là một trong những giải pháp thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương phát triển mạnh trong những năm tới.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.