Để các chuyến hàng Việt về nông thôn đạt hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Rất nhiều chuyến hàng từ chương trình đưa hàng Việt về nông thôn tổ chức trong thời gian qua chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cũng như kỳ vọng của doanh nghiệp tham gia. Nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn, bất cập về cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp…

Co.op Mart Pleiku là một trong những doanh nghiệp tham gia khá tích cực và là đơn vị góp mặt nhiều nhất trong những chuyến hàng Việt về nông thôn do Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại (Sở Công thương) tổ chức. Với tiêu chí là nhà phân phối hàng Việt, Co.op Mart Pleiku đã nỗ lực trong mọi hoạt động nhằm đưa hàng Việt đến người tiêu dùng với những sản phẩm hàng hóa phong phú, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại qua những chuyến hàng lại không như mong đợi. Ngoài ý nghĩa được quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, xét về giá trị kinh tế qua việc hạch toán cho thấy chi phí tổ chức chương trình lớn mà hàng hóa bán ra lại không nhiều nên lợi nhuận ít, thậm chí có những chuyến còn lỗ.
 

Ông Bùi Quốc Bình-Phó Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Pleiku dẫn chứng: Trước đây, doanh số trung bình đạt khoảng 90 triệu đồng trong 3 ngày tham gia. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây do ảnh hưởng tình hình kinh tế chung, sức mua của người dân kém, dẫn đến doanh số giảm đến 2/3. Chi phí cho mỗi chuyến đi đã nằm giá khoảng 15 triệu đồng, mà bán có 30 triệu đồng nên rất nhiều chuyến bị lỗ, chuyến nào gọi là đạt hơn cũng chỉ huề vốn mà thôi. “Nếu có sức mua tốt mới gọi là hiệu quả, chứ đi để quảng bá hình ảnh không thôi nhiều doanh nghiệp chẳng mặn mà. Muốn bán chạy thì hàng phải phong phú, mà hàng phong phú lại cần nhiều doanh nghiệp tham gia”-ông Bình nêu quan điểm.

Cũng là một doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình, ông Ngô Tấn Giác-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cà phê Thu Hà mong muốn có một cơ chế khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp. Ông cho biết: Đã là doanh nghiệp ai cũng muốn có nhiều cơ hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp, rất cần cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phù hợp của Nhà nước. Bởi lẽ, trên thực tế kinh phí cho mỗi chuyến tham gia tương đối cao, trong khi đó hiệu quả mang lại không tương xứng. Bản thân doanh nghiệp tự bỏ kinh phí, chứ Nhà nước hỗ trợ còn quá thấp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi tham gia.

 

Trước tình trạng hàng kém chất lượng tràn lan ở các vùng nông thôn, những chuyến hàng Việt của các doanh nghiệp tham gia rất có ý nghĩa, vừa là kênh bán hàng đáng tin cậy để người dân tiếp cận được sản phẩm hàng hóa có chất lượng, vừa giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hiện nay, nhu cầu của người dân nông thôn về sử dụng hàng hóa chất lượng là rất lớn nhưng chương trình vẫn còn những hạn chế, khó khăn. Theo quy định, tổ chức ở những địa phương cách thành phố 40 cây số trở lên mới được hỗ trợ tiền vận chuyển, còn dưới là doanh nghiệp tự chịu. Song, trong mỗi chuyến đi, doanh nghiệp còn phải chịu nhiều khoản chi khác nên khi kinh phí hỗ trợ không đảm bảo, hàng bán không đạt chỉ tiêu, rõ ràng doanh nghiệp bị lỗ là điều chắc chắn. Rồi công tác phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền quảng bá chưa thực sự tốt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động này.

Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp tham gia đều ít đạt hiệu quả về kinh tế. Điều này cũng thể hiện qua kết quả báo cáo từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại. Qua 6 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn (tổ chức trong năm 2014) doanh số bán hàng chỉ đạt 633 triệu đồng, trong khi tổng giá trị hàng hóa các doanh nghiệp mang đi phục vụ gần 4 tỷ đồng. Đây quả là con số quá thấp. Nếu không có sự hỗ trợ mọi mặt từ phía Nhà nước khó mà vận động thêm nhiều doanh nghiệp tham gia trong thời gian tới theo như kế hoạch nâng quy mô và chất lượng tổ chức chương trình lên.

Nếu giải quyết được những vấn đề này thì chương trình “Hàng Việt về nông thôn” mới tạo được sức lan tỏa trong cộng đồng, hiệu quả mang lại sẽ cao hơn, góp phần thực hiện thành công cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.